Động lực nào đang đứng đằng sau đà biến động mạnh mẽ của thị trường ngoại hối?

Động lực nào đang đứng đằng sau đà biến động mạnh mẽ của thị trường ngoại hối?

Tú Đỗ

Tú Đỗ

Senior Economic Analyst

21:31 02/06/2022

Thị trường giao dịch ngoại hối đã chứng kiến mức độ biến động tăng vọt kể từ đầu năm tới nay. Có rất nhiều yếu tố đã kết hợp để tạo nên điều này nhưng một trong những điều cốt lõi nhất có lẽ là sự dịch chuyển theo hướng chống toàn cầu hóa.

Trên lý thuyết, một thế giới toàn cầu hóa tuyệt đối sẽ không tồn tại những rào cản trong thương mại quốc tế, hàng hóa có thể được sản xuất ở một nước và vận chuyển sang một nước khác mà không tốn thêm chi phí nào khác.

Hãy cùng lấy Nhật Bản và Mỹ làm ví dụ, với giả thiết nêu ra ở trên và chất lượng hàng hóa sản xuất ở mỗi quốc gia là tương đương với nhau, khi đó tỷ giá USD/JPY sẽ được cố định ở mức 1. Điều này là do nếu chi phí sản xuất ở Nhật khi quy đổi sang USD rẻ hơn chi phí sản xuất tại Mỹ, các thương nhân sẽ mua nhiều hàng hóa từ Nhật hơn và bán sang Mỹ. Công việc này sẽ diễn ra liên tục cho tới khi sự chênh lệch giá trên kết thúc, qua đó tạo động lực đưa tỷ giá về mức cân bằng. Do vậy, trong môi trường lý tưởng, sẽ có rất ít sự biến động đối với tỷ giá.

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, thế giới đã ngày một rời xa so với mô hình lý tưởng vừa đề cập ở trên. Cục dự trữ liên bang New York đã đưa ra chỉ số áp lực chuỗi cung ứng toàn cầu nhằm đo lường chi phí vận tải và các áp lực khác lên chuỗi cung ứng. Số liệu cho thấy chỉ số này đã tăng lên mức cao nhất từ trước tới nay.

Mặc dù đồng Yên đã suy yếu rất nhiều và lạm phát tại Nhật vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ, tuy nhiên chi phí vận chuyển đắt đỏ, lo ngại dịch bệnh và những đứt gãy chuỗi cung ứng khác là những nguyên nhân cản trở hoạt động kinh doanh chênh lệch giá của giới thương nhân. Nhu cầu sụt giảm khiến cho đồng Yên lại càng trở nên dễ tổn thương hơn.

Nguyên nhân thứ 2 dẫn tới sự biến động mạnh của thị trường ngoại hối đến từ sự phân kỳ trong lãi suất điều hành của các NHTW vốn được dựa vào điều kiện riêng cụ thể của từng nền kinh tế.

Khi đại dịch bùng phát vào năm 2020, nền kinh tế toàn cầu đều chịu chung ảnh hưởng tiêu cực và buộc các NHTW phải nới lỏng hàng loạt. Tuy nhiên, sự phân hóa đã bắt đầu xuất hiện kể từ năm 2022. Cú sốc giá năng lượng do căng thẳng Nga-Ukraina có mức độ tác động khác nhau tới từng nền kinh tế. Các quốc gia nhập khẩu năng lượng như Anh, Nhật và khu vực Châu Âu đã phải chịu ảnh hưởng nặng nề hơn. Trong khi đó, các quốc gia như Mỹ phần nào chịu tác động hạn chế hơn. Thị trường hiện đang kỳ vọng Fed sẽ tăng tổng cộng 250 điểm lãi suất điều hành trong năm nay, so với mức 100 điểm của ECB, 180 điểm của BOE và nhiều khả năng sẽ không có động thái thay đổi chính sách từ BOJ.

Tỷ giá hối đoái đã từng có mức độ biến động ổn định tương đối so với thị trường chứng khoán, lãi suất trong giai đoạn khủng hoảng 2008-2010. Tuy nhiên, kể từ năm 2011 đến 2017, chúng ta đã chứng kiến một loạt những biến động từ khủng hoảng nợ Châu Âu, sự ra đời của chính sách kinh tế Abenomics và Brexit. Thị trường ngoại hối cũng đã trở dậy sóng trở lại trong giai đoạn này trước khi hạ nhiệt dần kể từ năm 2017. Giờ đây chúng ta lại một lần nữa ở trong một giai đoạn phân kỳ về kinh tế vĩ mô giữa các quốc gia và thị trường ngoại hối vẫn sẽ còn biến động mạnh cho tới khi xu hướng toàn cầu hóa được hàn gắn trở lại.

The Financial Times

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ