Hệ thống thanh toán quốc gia đang phát triển

Hệ thống thanh toán quốc gia đang phát triển

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

13:32 14/05/2024

Hệ thống thanh toán phát triển đã thúc đẩy cạnh tranh, đổi mới kèm theo đó là những xung đột xuyên biên giới

Vào tháng 2/2022, những người phản đối hành động gây chiến của Nga đã bôi sơn lên mặt, treo cờ Ukraine và cầm những tấm biển mang thông điệp đầy nhiệt huyết về Tổ chức Giao dịch Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT). Điều này rất có ý nghĩa. Khi Nga tấn công Ukraine, phương Tây tìm cách trừng phạt Vladimir Putin. Loại bỏ các ngân hàng Nga ra khỏi hệ thống thanh toán xuyên biên giới lớn là một quyết định dễ dàng. Nó sẽ cắt đứt huyết mạch quan trọng kết nối thế giới với hệ thống tài chính của Nga, bổ sung thêm một loạt các biện pháp trừng phạt sẽ phá nát nền kinh tế nước này.

Nhưng ông Putin đã sẵn sàng. Sau khi Nga đánh chiếm Crimea và miền đông Ukraine vào năm 2014, nước này phải đối mặt với mối đe dọa tương tự về việc bị loại ra khỏi SWIFT. Elvira Nabiullina, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, nói với CNBC vào năm 2018: “Có những rủi ro khi sử dụng hệ thống tài chính toàn cầu. Vì vậy, kể từ năm 2014, chúng tôi đã phát triển hệ thống của riêng mình”. Đó là SPFS, một dịch vụ truyền tin tài chính thay thế SWIFT để chuyển khoản liên ngân hàng và Mir- một mạng thanh toán thẻ để thay thế các nhà cung cấp phương Tây như Visa. Việc bị cắt khỏi các bộ phận của hệ thống thanh toán toàn cầu vào năm 2022 sẽ gây bất tiện cho nhiều thủ quỹ doanh nghiệp của Nga và chắc chắn khiến các giao dịch xuyên biên giới trở nên khó khăn hơn nhiều. Nhưng nó không phải là một đòn chí mạng.

Nga là một trường hợp đặc biệt trong một xu hướng đang phát triển này: các quốc gia đang phát triển các mạng lưới thanh toán quốc gia của riêng họ, và dần thay thế cho hệ thống phương Tây đã từng chiếm ưu thế trước đây. Hầu hết chúng đã xuất hiện không phải với mục đích tránh các biện pháp trừng phạt khi xâm lược lãnh thổ các nước láng giềng, mà để cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số quan trọng cho các nền kinh tế đang phát triển nhanh. Các nhà nhà phát triển của những hệ thống này cũng muốn thu về nguồn lợi nhuận và quyền lực chính trị từ việc kiểm soát các dịch vụ thanh toán dưới sự thúc đẩy của thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, họ cũng để mắt đến việc phương Tây vũ khí hóa hệ thống tài chính và đang tìm cách tránh trở thành nạn nhân của nó. Những ví dụ phát triển nhất trong số này là ở Trung Quốc và Ấn Độ.

Trước hết, hãy xem xét Trung Quốc. Khoảng thời gian gần đây Nga đang phát triển SPFS, Trung Quốc đang nghiên cứu CIPS, một hệ thống truyền tin tài chính khác nhằm thay thế cho SWIFT. Nó được ra mắt vào năm 2015 và, mặc dù vẫn còn nhỏ bé so với đối thủ phương Tây, nhưng đang phát triển nhanh chóng. Đến ngày 1/3, có 1.511 cơ quan tài chính đang sử dụng nó, và chỉ chiếm 13% so với 11.500 thành viên của SWIFT, nhưng con số này đã gấp đôi so với năm 2018. Leave Russia, một nhóm chiến dịch của Ukraine, tuyên bố rằng con số này bao gồm khoảng 30 ngân hàng Nga, giảm thiểu sự ảnh hưởng của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây bằng cách cho phép họ thực hiện các thanh toán xuyên biên giới bằng đồng nhân dân tệ.

Hiện tại, khối lượng giao dịch thông qua CIPS vẫn nhỏ, trung bình chỉ khoảng 482 tỷ nhân dân tệ (67 tỷ USD) mỗi ngày vào năm 2023. Trong khi SWIFT cho biết nó xử lý các thanh toán trị giá khoảng 34 nghìn tỷ USD mỗi ngày. Nhưng một lần nữa, con số của CIPS đang tăng nhanh: số liệu 67 tỷ USD này cao hơn 24% so với khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày trong một năm trước đó. Nếu tốc độ nó tiếp tục tăng nhanh, tác động của mạng lưới này có khả năng thúc đẩy sự tăng trưởng bùng nổ về khối lượng giao dịch.

Trong khi đó, các nhà cung cấp thanh toán bán lẻ của Trung Quốc cũng đã phát triển để cạnh tranh với các công ty lớn của phương Tây như Mastercard và Visa. UnionPay, một mạng thẻ của Trung Quốc, hiện là mạng lớn nhất thế giới về khối lượng giao dịch và được chấp nhận tại 183 quốc gia. Alipay, một dịch vụ thanh toán kỹ thuật số, được chấp nhận bởi 80 triệu thương nhân trên toàn thế giới, so với 100 triệu của Visa.

Do sự bất hòa với các nước phương Tây, hệ thống thanh toán đang phát triển của Trung Quốc thu hút được nhiều sự chú ý nhất. Nhưng chính tại Ấn Độ, sự đổi mới thú vị nhất đã diễn ra. Giao diện thanh toán hợp nhất ( UPI) bắt đầu hoạt động vào năm 2016. Đến tháng 3/2023, nó đã xử lý các giao dịch trị giá khoảng 139 nghìn tỷ rupee (1,7 nghìn tỷ USD, tương đương 50% GDP ) trong 12 tháng trước đó. UPI hiện chiếm hơn 3/4 thanh toán bán lẻ kỹ thuật số của Ấn Độ. PWC, một công ty kiểm toán, tính toán rằng đến năm 2027, tỷ trọng đó sẽ tăng lên 90%, ngay cả khi tổng khối lượng thanh toán kỹ thuật số tăng gấp bốn lần.

Miễn phí và dễ dàng

UPI cho phép người dùng thực hiện thanh toán nhanh chóng, miễn phí bằng cách gửi tin nhắn hoặc quét mã QR. Điều này đã làm cuộc sống dễ dàng, rẻ hơn và an toàn hơn cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn quốc. Đồng thời, hệ thống nhận dạng kỹ thuật số mà UPI liên kết đã cách mạng hóa hệ thống phúc lợi của nhà nước Ấn Độ. Hàng trăm triệu người bây giờ có thể nhận "chuyển khoản trực tiếp" vào tài khoản ngân hàng liên kết với danh tính kỹ thuật số của họ, thay vì nhận tiền mặt vật lý. Điều này giảm khả năng cho những khoản thanh toán bị rút ruột bởi các quan chức tham nhũng, và đơn giản hóa việc giải ngân các quỹ khẩn cấp (như trong đại dịch covid-19).

Bây giờ UPI đang phát triển toàn cầu. Nó được liên kết với các hệ thống thanh toán ở Sri Lanka, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Singapore, Mauritius và Bhutan. Vào tháng 2, chi nhánh quốc tế của Tổ chức thanh toán quốc gia Ấn Độ ( NPCI ), một tổ chức phi lợi nhuận được nhà nước hậu thuẫn quản lý nền tảng này, đã tuyên bố mở rộng sang Pháp. Tờ Times of India đưa tin rằng NPCI đã ký thỏa thuận cho phép thanh toán UPI dựa trên QR ở Malaysia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hồng Kông.

Các chính phủ có thể yêu cầu doanh nghiệp trong nước sử dụng hệ thống thanh toán quốc gia

Trong khi đó, Ấn Độ đang sử dụng công nghệ đằng sau cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của mình để tăng cường ảnh hưởng ở nước ngoài. Kể từ năm 2018, Nền tảng nhận dạng nguồn mở mô-đun ( MOSIP ), một tổ chức phi lợi nhuận ở Bangalore, đã cung cấp phiên bản mã có thể truy cập công khai làm cơ sở cho hệ thống nhận dạng kỹ thuật số của Ấn Độ cho các quốc gia khác. Kalpana Kochhar của Quỹ Bill và Melinda Gates, tổ chức hỗ trợ MOSIP, cho biết ý tưởng này là cho phép các nước đang phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng kỹ thuật số phù hợp với nhu cầu của chính họ, thay vì dựa vào người khác. Điều này có thể vượt xa các khoản thanh toán kỹ thuật số để bao gồm hồ sơ chăm sóc sức khỏe, lập ngân sách khu vực công và quản lý các tiện ích như nước. Các dự án thí điểm đang được tiến hành ở 17 quốc gia, bao gồm Ethiopia, Philippines, Maroc, Madagascar và Niger và đã đăng ký ID cho 109 triệu người..

Xây dựng cơ sở hạ tầng như vậy sẽ mang lại nhiều lợi ích rõ ràng cho các quốc gia hưởng lợi từ thành công của Ấn Độ. Điều này cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của các công ty công nghệ thông tin Ấn Độ, đã quen thuộc với hệ thống UPI, và đặt họ ở vị trí hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn cho các quốc gia triển khai mosip. Bà Kochhar hy vọng rằng, khi được xây dựng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật số tương tự, các hệ thống thanh toán dựa trên các tiêu chuẩn mở như MOSIP sẽ dễ dàng "tương tác được với nhau". Nếu những kỳ vọng này được thực hiện, các kết nối kết quả có thể tạo ra một giải pháp thay thế SWIFT và CIPS do Ấn Độ điều hành và nằm ngoài tầm kiểm soát của Mỹ hoặc Trung Quốc.

Tác động của hệ thống thanh toán

Liệu sự phát triển của mạng lưới thanh toán mang lại lợi ích không chỉ cho các quốc gia triển khai chúng mà còn cho hệ thống tài chính toàn cầu hay không? Áp lực cạnh tranh ngày càng tăng đối với các công ty truyền thống cũng như sự đổi mới và cải tiến dịch vụ mà nó thúc đẩy là điều đáng mừng. SWIFT đã trở nên ít rắc rối hơn khi sử dụng trong những năm gần đây, một giám đốc điều hành cấp cao của công ty thanh toán toàn cầu cho biết: phí giao dịch của nó cũng đã giảm bốn lần trong mười năm qua sau khi điều chỉnh theo lạm phát.

Tuy nhiên, các hệ thống mới cũng có nguy cơ bị tan rã. Với mục đích trốn tránh sự giám sát của các đối thủ địa chính trị, các chính phủ sẽ có xu hướng buộc các công ty trong nước phải tuân thủ hệ thống của riêng họ.

Ngay cả khi không có những rào cản như vậy được dựng lên thì sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống thanh toán quốc gia cũng tạo ra những xung đột mới. SWIFT vẫn đóng vai trò liên kết các hệ thống thanh toán, nhưng khó khăn là mỗi mạng đều có tiêu chuẩn riêng về dữ liệu, bảo mật và quyền riêng tư. Do đó, việc tìm cách để họ chia sẻ thông tin cần thiết để thực hiện các giao dịch giữa các hệ thống ngày càng khó khăn hơn khi ngày càng có nhiều hệ thống được kết nối. Nó cũng làm tăng chi phí cho các tổ chức lớn muốn hoạt động trên nhiều hệ thống, vì họ phải duy trì các nhóm vốn riêng biệt trên mỗi hệ thống. So với việc chỉ sử dụng một hệ thống, điều đó có nghĩa là họ ít có khả năng thực hiện các giao dịch với nhau hơn và do đó cần phải luân chuyển vốn thường xuyên hơn.

Cuộc chiến để thống trị thanh toán toàn cầu cũng không chỉ đơn giản là câu hỏi hệ thống nào đứng đầu. Nó chỉ là một phần của một cuộc chiến lớn hơn: lật đổ đồng USD khỏi vị trí tiền tệ dự trữ của thế giới.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Nhịp đập kinh tế: Tốc độ tăng trưởng của Mỹ và Canada vẫn "bứt phá", chưa có dấu hiệu chững lại
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế: Tốc độ tăng trưởng của Mỹ và Canada vẫn "bứt phá", chưa có dấu hiệu chững lại

Thị trường lao động Canada kết thúc năm 2024 với kết quả ấn tượng. Nền kinh tế ghi nhận số lượng việc làm nhiều nhất mới trong gần hai năm qua, trong khi tỷ lệ thất nghiệp giảm và số giờ làm việc tăng mạnh, thúc đẩy sức mạnh nền kinh tế vào năm 2025.
Báo cáo Kinh tế tuần 2 tháng 1 của Well Fargo (Phần 1)
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kinh tế tuần 2 tháng 1 của Well Fargo (Phần 1)

Bài viết dưới đây của chuyên gia đến từ Well Fargo đưa ra những nhận định về chủ đề nóng trong tuần này liên quan tới giá cả trong lĩnh vực dịch vụ và mức tăng việc làm vững chắc trong tháng 12. Khi kết hợp với sự bất ổn liên quan đến thuế quan đang rình rập, những diễn biến này càng củng cố thêm cho lập luận rằng Fed sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất tại cuộc họp sắp tới.
Sự quan tâm ngày càng tăng đối với Ethena trong bối cảnh sự hợp tác với Aave và sự ra mắt của USDtb
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Sự quan tâm ngày càng tăng đối với Ethena trong bối cảnh sự hợp tác với Aave và sự ra mắt của USDtb

BTC một lần nữa tiến gần đến mức 100,000 USD. Trong bối cảnh thị trường vài ngày qua khá ổn định, tuần tới dường như sẽ mang đến nhiều biến động hơn khi mà Quốc hội chuẩn bị phê chuẩn kết quả bầu cử Hoa Kỳ và là tuần giao dịch đầu tiên kể từ giữa tháng 12 không bị gián đoạn bởi những ngày lễ. Tuần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về: sự ra mắt của Ethena trên Aave, thanh khoản đang tăng lên và những điểm nổi bật của airdrop năm 2024.
U.S. Steel bên bờ vực sụp đổ: Cần rót vốn khẩn cấp để cứu vớt "gã khổng lồ" thép
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

U.S. Steel bên bờ vực sụp đổ: Cần rót vốn khẩn cấp để cứu vớt "gã khổng lồ" thép

Vào tháng Ba, tôi đã cảnh báo về khả năng thương vụ sáp nhập giữa U.S. Steel và tập đoàn Nhật Bản Nippon sẽ bị chặn lại trong bài viết "Thương vụ sáp nhập U.S. Steel đối mặt với phản ứng chính trị lưỡng đảng". Tôi nhận định rằng với trọng tâm chống độc quyền của chính quyền Biden và sự chú ý của giới truyền thông, đây đã trở thành một vấn đề chính trị then chốt. Do U.S. Steel là một công ty lâu đời và là thương hiệu nổi tiếng của Mỹ, các yếu tố kinh tế có thể ít quan trọng hơn so với rủi ro từ phản ứng chính trị tiềm tàng.
Báo cáo triển vọng 2025 Goldman Sachs Asset Management - Phần III: Đa dạng hóa danh mục đầu tư cổ phiếu và tập trung vào cơ hội dài hạn
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Báo cáo triển vọng 2025 Goldman Sachs Asset Management - Phần III: Đa dạng hóa danh mục đầu tư cổ phiếu và tập trung vào cơ hội dài hạn

Chúng tôi dự đoán cơ cấu lợi nhuận của thị trường chứng khoán sẽ đa dạng hơn trong năm 2025, nhờ vào chu kỳ cắt giảm và tăng trưởng ổn định. Mức định giá cao ở một số lĩnh vực tạo động lực để đa dạng hóa danh mục đầu tư. Chúng tôi nhận thấy những cơ hội dài hạn tiềm năng đang bị định giá thấp tại Mỹ, thị trường quốc tế và ở nhiều phân khúc vốn hóa khác nhau.
Báo cáo triển vọng 2025 Goldman Sachs Asset Management - Phần II: Thu nhập cố định: Cơ hội lớn từ chu kỳ cắt giảm lãi suất
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Báo cáo triển vọng 2025 Goldman Sachs Asset Management - Phần II: Thu nhập cố định: Cơ hội lớn từ chu kỳ cắt giảm lãi suất

Việc cắt giảm lãi suất mang lại lợi thế cho thu nhập cố định. Chúng tôi tin rằng các quyết định phân bổ tài sản tập trung vào trái phiếu có thể mang lại lợi nhuận trong năm 2025. Có nhiều cơ hội để tận dụng chu kỳ cắt giảm lãi suất, thu lợi từ trái phiếu doanh nghiệp và tín dụng có bảo đảm, đồng thời áp dụng cách tiếp cận đầu tư linh hoạt trên các lĩnh vực và khu vực khác nhau.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ