JPMorgan FX Research: Bearish đối với GBP trước thềm cuộc họp BoE, dữ liệu vẫn là yếu tố quyết định
Như Quỳnh
Junior Analyst
Nhận định của JPMorgan FX Research tại London.
Trước thềm cuộc họp BoE, JPMorgan dự báo một đợt hạ lãi suất 25bp đã được thị trường định giá đầy đủ, với cách tiếp cận thận trọng về tốc độ hạ lãi suất trong tương lai. Điều này có thể không tác động mạnh đến thị trường FX, nhưng nếu BoE dịch chuyển trọng tâm từ lạm phát sang tăng trưởng, GBP có thể sẽ chịu áp lực như hồi tháng 12. JPMorgan kỳ vọng tỷ lệ bỏ phiếu sẽ là 8-1, nhưng Ủy ban có lẽ sẽ chưa sẵn sàng bật đèn xanh cho việc tăng tốc độ cắt giảm do kỳ vọng lạm phát còn cao. Theo JPMorgan, rủi ro “hawkish” hoặc “dovish” có thể đến từ định hướng chính sách hơn là kết quả bỏ phiếu hay dự báo. Nếu nhiều thành viên phản đối cắt giảm lãi suất, GBP có thể tăng giá. Ngược lại, nếu có sự chia rẽ ba chiều với một thành viên ủng hộ cắt giảm 50bp, GBP sẽ suy yếu. JPMorgan dự báo Ủy ban Chính sách Tiền tệ (MPC) sẽ hạ dự báo tăng trưởng ngắn hạn từ 1.5% xuống 1.1% trong năm 2025. Về định hướng chính sách, việc tiếp tục nhấn mạnh vào nhu cầu yếu sẽ là tín hiệu “dovish”. Nếu BoE loại bỏ từ “dần dần” khỏi tuyên bố (dù đây không phải kịch bản cơ sở của JPMorgan), thị trường có thể hiểu rằng BoE đang đẩy nhanh tốc độ nới lỏng (MPC hiện định nghĩa “dần dần” là 100bp trong năm nay; thị trường đang định giá 86bp). Tuy nhiên, khả năng cao BoE có thể tránh gửi tín hiệu này, vì dữ liệu hiện tại chưa cho thấy cần thiết phải hành động gấp.
Lợi suất trái phiếu Anh giảm (do áp lực tài khóa giảm), tăng trưởng ổn định hơn và việc Anh ít chịu tác động từ rủi ro thuế quan đã giúp GBP phục hồi từ mức định giá thấp trong ngắn hạn. Hiện tại, tỷ giá EUR/GBP đang ở mức giá trị hợp lý. JPMorgan tiếp tục duy trì short GBP bằng tiền tươi so với USD trước thềm cuộc họp này.
Nhìn chung, JPMorgan nhận thấy sự bất đối xứng trong xu hướng của GBP, đồng bảng có thể mất giá cả khi lợi suất trái phiếu Anh giảm (do tăng trưởng chậm lại khiến BoE cắt giảm nhiều hơn) và khi lợi suất tăng (do lo ngại về tài khóa). Tuy nhiên, nếu tăng trưởng phục hồi, quan điểm bearish đối với GBP của JPMorgan sẽ gặp rủi ro, vì điều này giúp GBP hấp dẫn hơn và giảm áp lực tài khóa. Do đó, dữ liệu sắp tới về tăng trưởng, lạm phát của Anh và diễn biến lợi suất trái phiếu Mỹ sẽ tiếp tục là yếu tố then chốt, do lợi suất của Anh ảnh hưởng đến chính sách tài khóa và có mối tương quan chặt chẽ với lợi suất Mỹ.
JPMorgan