Kỳ vọng gì từ sự kiện Bitcoin halving sắp tới?
Tuấn Hưng
Junior Analyst
Sự kiện Bitcoin Halving diễn ra bốn năm một lần sẽ diễn ra vào ngày 19/4/2024 tới đây. Ba đợt halving trước đây đều trùng với thời điểm giá Bitcoin tăng mạnh. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những đánh giá về triển vọng giá Bitcoin trong thời gian tới.
Điều gì sẽ xảy ra?
Vào ngày 19/4 tới đây, “phần thưởng” khối cho các thợ đào Bitcoin sẽ giảm từ 6.25 Bitcoin xuống còn 3.125 Bitcoin. Điều này có thể sẽ làm giảm số lượng Bitcoin được đào mỗi ngày từ mức khoảng 900 xuống còn khoảng 450 và sẽ thắt chặt nguồn cung của đồng tiền điện tử này.
Trong số 21 triệu Bitcoin có thể đào từ nay đến năm 2140, 19.6 triệu token, tức 93.3% đã được đào. Trong số 19.6 triệu Bitcoin đó, có lẽ có tới 20% có thể đã bị mất vĩnh viễn, khiến ta còn khoảng 15-16 triệu Bitcoin đang lưu hành. Do đó, việc giảm nguồn cung mới có thể có tác động đáng kể đến giá cả, như trong những giai đoạn trước đây.
Giá Bitcoin và các đợt halving trước đây
Từ ngày Bitcoin bắt đầu xuất hiện (3/1/2009) cho đến ngày 28/11/2012, phần thưởng khối ở mức 50 Bitcoin cho mỗi khối mới. Trong thời gian này, trung bình có 7,369 Bitcoin được tạo ra mỗi ngày, tương đương với khoảng 2.7 triệu Bitcoin hàng năm. Vào ngày 28/11/2012, phần thưởng khối đã giảm một nửa từ 50 xuống còn 25 Bitcoin. Từ đó đến ngày 9/7/2016, trung bình có 3978 Bitcoin được tạo ra mỗi ngày, tương đương với khoảng 1.45 triệu mỗi năm.
Phần thưởng khối đã giảm từ 25 xuống 12.5 Bitcoin vào ngày 9/7/2016 và việc tạo ra Bitcoin hàng ngày và hàng năm lần lượt chậm lại còn 1,875 Bitcoin mỗi ngày và khoảng 684,000 Bitcoin trong khoảng 3 năm và 10 tháng tiếp theo. Đợt halving gần đây nhất diễn ra vào ngày 11/5/2020 khi phần thưởng khối giảm xuống còn 6.25 Bitcoin, khiến hoạt động đào Bitcoin hàng ngày và hàng năm lần lượt giảm xuống còn 906 và 330,770 (Hình 1)
Mỗi lần trong số ba đợt halving trước đó đều kéo theo hai tác động đến thị trường. Đầu tiên là giá Bitcoin tăng. Trong 1 năm sau đợt halving 28/11/2012, giá bitcoin đã tăng 8,447%. Vào 1 năm sau sự kiện halving ngày 9/7/2016, giá Bitcoin vẫn tăng ấn tượng 290%. Trong 12 tháng sau sự kiện halving ngày 11/5/2020, giá Bitcoin đã tăng 559% (Hình 2). Trong khoảng thời gian này, Ether thậm chí đã tăng mạnh hơn BTC với mức tăng 2,116% (tính theo USD), cao hơn 236% so với Bitcoin.
Nhưng liệu ta có nên mong đợi một pha tăng nữa trong lần halving tới không? Có nhiều lý do để hoài nghi. Đầu tiên, giá Bitcoin đã có xu hướng tăng mạnh và mức tăng của toen đã cho thấy sự lép vế so với Ether. Có lẽ thị trường tiền điện tử hiện nay đã trở nên “hiệu quả” hơn với những tác động của sự kiện halving so với trước kia khi thị trường vẫn còn tương đối mới. Nếu vậy, thị trường có thể sẽ không ghi nhận tăng giá đột biến sau đó.
Ngoài ra, sự tăng trưởng về khối lượng giao dịch Bitcoin trên các sàn giao dịch tiền điện tử đã chậm lại, từ theo cấp số nhân từ năm 2009 cho đến năm 2012, giảm dần từ năm 2013 đến năm 2017 và hầu như không tăng kể từ đó (Hình 3). Điều đó nói lên rằng những tin tức gần đây về các quỹ ETF Bitcoin giao ngay ở Hoa Kỳ dường như đã tạo ra một nguồn cầu mới ổn định và những pha tăng về khối lượng giao dịch trong khi nguồn cung sắp bị thắt chặt.
Điều đáng chú ý là Bitcoin đã it biến động hơn trong những năm gần đây.
Trong các đợt tăng giá của Bitcoin sau halving trước đây, doanh thu trên mỗi giao dịch của các thợ đào cũng đóng vai trò là một chỉ báo cho thấy khi nào Bitcoin đã đạt đỉnh. Trong lịch sử 15 năm tồn tại của mình, Bitcoin đã trải qua 4 lần giảm mạnh: giảm 93% từ tháng 6 đến tháng 11/2011, giảm 83% từ tháng 11/2013 đến tháng 1/2015, giảm 82% từ 12/2017 đến tháng 12/2018 và giảm 70% từ tháng 11/2021 đến tháng 11/2022.
Trước mỗi lần thị trường giảm này đều ghi nhận “chi phí cho mỗi giao dịch” tăng mạnh. Chỉ số này đã có xu hướng tăng mạnh gần đây, từ 50 USD lên 165 USD. Vào năm 2024, mặc dù con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức 300 USD vào những năm 2021-2022, đây vẫn là một tín hiệu bearish. Các nhà đầu tư có lẽ nên theo dõi chặt chẽ chỉ số này, đặc biệt là nếu nó vượt qua mức đỉnh của giai đoạn 2021-2022.
CME