Liệu Fed có đang quá bi quan về triển vọng kinh tế Mỹ?

Liệu Fed có đang quá bi quan về triển vọng kinh tế Mỹ?

22:18 14/10/2020

Cục dự trữ Liên bang Mỹ cho rằng nền kinh tế Mỹ cần thêm kích thích để hoàn thiện quá trình phục hồi. Còn tôi không nghĩ như vậy

Sự phục hồi sẽ dần suy yếu?

Đúng là như vậy, tại những thời điểm nhất định, sự phục hồi của nền kinh tế sẽ chậm dần. Sẽ không có nền kinh tế nào tăng trưởng 30% hàng năm và duy trì đà tăng đó tới vô cực. Vì thế, rõ ràng sự phục hồi sẽ trở nên mờ nhạt dần. Câu hỏi đặt ra không phải là khi nào, mà sự phục hồi sẽ chững lại tới mức nào?

Nếu đà phục hồi chững lại ở mức GDP hiện tại, thấp hơn 8 – 10% so với GDP tháng 2, đó sẽ là vấn đề với các chỉ số chứng khoán. Vì hiện tại các chỉ báo trên đang chỉ ra đà phục hồi tiếp diễn mạnh mẽ hơn thế.

Cá nhân tôi cho rằng sự phục hồi sẽ chững lại ở mức độ nào đó trước khi chúng ta chạm đến GDP tháng 2. Giãn cách xã hội, sự tăng tốc của những quy trình quen thuộc (ví dụ như mua sắm trực tuyến) đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải tính toán lại nền kinh tế, chứ không đơn giản sử dụng dữ liệu trong quá khứ . Việc khám phá một “không gian” sản xuất mới sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Quan điểm của Fed

             
Bảng cân đối kế toán của Fed. Nguồn: Moody's Analytics

Ông Jerome Powell tỏ ra khá cứng nhắc khi cho rằng nền kinh tế đòi hỏi nhiều chính sách tài khóa hơn. Nói cách khác là nhiều kích thích hơn. Những quan chức khác ở Fed cũng đang có cùng quan điểm như vậy:

Biên bản cho thấy nhiều quan chức đã đưa các biện pháp kích thích bổ sung vào dự báo ban đầu của họ, nhưng khả năng cho một quyết định trước cuộc bầu cử đang suy giảm.

Hoặc nếu bạn muốn đi vào chi tiết:

Với việc nhiều doanh nghiệp và nhà máy mở cửa trở lại và mọi người bắt đầu trở lại tương tác xã hội, chi tiêu của hộ gia đình đã phục hồi khoảng ¾ so với mức giảm trước đó. Tuy nhiên, chi tiêu cho các dịch vụ như du lịch và khách sạn vẫn còn yếu.

Có vẻ chúng ta đã phục hồi khá nhiều nhưng chưa hoàn toàn:

Sự phục hồi đã tiến triển nhanh hơn so với dự kiến ​​và dự báo từ các thành viên FOMC về tăng trưởng kinh tế trong năm nay đã được điều chỉnh lại kể từ Bản tóm tắt dự báo kinh tế tháng 6 của chúng tôi. Mặc dù vậy, hoạt động tổng thể của nền kinh tế vẫn ở dưới mức trước đại dịch và con đường phía trước vẫn còn rất bất định.

Chính xác thì điều gì xảy ra tiếp theo mới là quan trọng, và đó là điều mà chúng ta không biết

Sắp tới, các quan chức FOMC dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tiếp tục giảm; mức trung vị của năm nay là 7.6%, 5.5% cho năm 2021 và 4% cho năm 2023.

Đây là điểm mà tôi bắt đầu có sự khác biệt. Theo chúng tôi, tỷ lệ thất nghiệp cuối năm nay là 7.3%. Sự khác biệt có thể do cách chúng tôi sử dụng bảng khảo sát khác để đo tỷ lệ thất nghiệp. Nhưng tỷ lệ thất nghiệp 7.6% – với giả định không có thêm lệnh phong tỏa, đối với tôi là quá tiêu cực.

Một kịch bản khác

Chúng ta có thể nhìn vấn đề này theo một góc khác, giống cách mà tôi đã làm ở đây. Trong giai đoạn phục hồi, một số bộ phận của nền kinh tế có thể sẽ không bao giờ hồi phục trở lại hoặc theo cái cách mà chúng ta muốn. Thay vào đó chúng sẽ phục hồi theo một cách mới mẻ hơn, và điều đó cần thời gian. Điều này sẽ diễn biến như một quá trình tăng trưởng kinh tế bình thường, với mức tăng trưởng vài % mỗi năm, chứ không phải 30% mỗi quý như giai đoạn phục hồi.

Trong bài viết này chúng tôi không ủng hộ việc gia tăng các gói kích thích vì đó là lối mòn cũ, chúng tôi khuyến khích khám phá những điều mới.

Tuy nhiên cả 2 cách đều hợp lý ở những khía cạnh khác nhau. Các gói kích thích cần thiết ở một giai đoạn cụ thể, và việc khám phá, xây dựng cái mới sẽ cần thiết ở một giai đoạn khác. Điều gây tranh cãi là đâu sẽ là điểm chuyển giao giữa 2 giai đoạn?

Ai sai, ai đúng?

Rõ ràng là Fed có lợi ích riêng trong câu chuyện này. Dù sao họ cũng ở trong một tổ chức. Và những con số ngoài kia đang không ủng hộ họ.

Tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục suy giảm, con số này đã tốt hơn so với những gì Fed dự báo vào cuối năm. Việc làm ở khắp mọi nơi, và sự chia cách đang biến mất dần. Các chỉ báo ngắn hạn trước mắt là tích cực. Lạm phát đang tăng và tỷ lệ tiết kiệm đang giảm - cả hai tín hiệu về niềm tin của người tiêu dùng đều tích cực.

Điểm tiêu cực: Chỉ số Moody’s/CNN back to normal vẫn đang ở mức thấp và chỉ số giá thị trường cũng không chạm được vào đường phục hồi đang có dấu hiệu hướng xuống.

Trái ngược với quan điểm phổ biến, hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ vẫn chưa có sự suy giảm đáng lo ngại. Nếu hoạt động sụt giảm nghiêm trọng, giá cổ phiếu sẽ giảm và chênh lệch lợi suất trái phiếu doanh nghiệp sẽ tăng lên. Ngược lại, cổ phiếu đang tăng mạnh và chênh lệch tín dụng doanh nghiệp đang thu hẹp.

Vậy ai là người đúng? Thị trường, các con số hay Fed?

Quan điểm của tác giả

Tôi chủ động theo dõi và quan sát thị trường. Một phần vì tôi tin tưởng vào quan điểm chung của thị trường hơn là quan điểm của bất kỳ nhóm nhỏ nào. Một phần do những bằng chứng chúng tôi thu thập được ủng hộ quan điểm của thị trường. Vì vậy tôi chắc chắn rằng đà phục hồi sẽ chững lại vào một thời điểm nào đó và sẽ chạm gần mức tháng Hai. Sau đó dự báo của chúng tôi là GDP của Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng 2 – 4% hàng năm.

Góc nhìn cho nhà đầu tư

Đây là vấn đề bạn tin ai. Nếu bạn nghĩ rằng sự phục hồi đã đến hồi kết thì thị trường đang ở mức quá cao. Nếu nó gần hết hơi thì cần phải có nhiều biện pháp kích thích hơn và khó có khả năng chúng ta sẽ đạt được nó trong kỳ bầu cử này. Vì vậy, hãy lập kế hoạch về sự sụt giảm của chỉ số thị trường.

Nếu bạn nhìn vào những con số chi tiết hơn, có thể không đồng ý với Fed. Tại thời điểm đó, các thị trường nhìn về mức giá chính xác và chúng ta sẽ không nhận được nhiều kích thích  - thực tế là một ý kiến hay.

Đây là một trong những thời điểm mà dự đoán của bạn về mức thị trường phụ thuộc vào việc bạn tin bằng chứng kinh tế vĩ mô nào. Mọi người đều đang làm đúng trách nhiệm của mình và vị thế của bạn phụ thuộc vào niềm tin của chính bạn.

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ