Liệu nền kinh tế khổng lồ Trung Quốc có được cứu rỗi bởi tiêu dùng của người dân?
Nguyễn Phương Anh
Junior Analyst
Những con số kinh tế vĩ mô trái chiều cho thấy quá trình tái cân bằng kinh tế sẽ còn nhiều thách thức.
Hầu hết các nền kinh tế mới nổi đều phải vật lộn để làm tốt nhất trong khả năng có thể. Tuy nhiên, Trung Quốc đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng yêu cầu của chính họ. Ngay cả trong những thời điểm thiên thời địa lợi, tổng chi tiêu của các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ cũng không đủ để mua hết tất cả những gì họ có thể sản xuất, để lại thặng dư cần xuất khẩu. Quốc gia này đã có thặng dư thương mại cao gấp 34 lần trong 40 năm qua, và đây không phải “thời điểm vàng” mà chúng ta mong đợi. Trung Quốc đang trải qua đợt giảm phát dài nhất kể từ cuộc khủng hoảng châu Á hơn một phần tư thế kỷ trước. Một đợt lao dốc ngoạn mục của thị trường chứng khoán kể từ cuối năm 2022 đã khiến các nhà đầu tư lỗ 2 nghìn tỷ USD.
Đằng sau sự hoảng loạn đó là nỗi sợ hãi sâu sác hơn trong giới đầu tư và quan chức, khi Trung Quốc không còn động lực tăng trưởng đáng tin cậy. Sự bùng nổ của thị trường bất động sản đã không còn. Các nhà phát triển dự án bất động sản thiếu tiền ngại xây căn hộ, và mọi người ngại mua nhà. Cơn sốt cơ sở hạ tầng đã tạm lắng, khi chính quyền địa phương mắc nợ thiếu vốn. Xuất khẩu hàng hoá sang phần còn lại của thế giới, nơi Trung Quốc dựa vào trong nhiều thập kỷ để thoát nghèo, ngày càng khó khăn hơn khi chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và các nước phương Tây ngày càng cảnh giác với việc trông đợi vào các quốc gia độc tài.
Do đó, phần lớn dựa vào nguồn tăng trưởng còn lại: Thúc đẩy chi tiêu của 1.4 tỷ người dân Trung Quốc. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos vào tháng trước: “Thị trường Trung Quốc, với quy mô lớn và ngày càng mở rộng về chiều sâu, sẽ đóng một vai trò quan trong việc thúc đẩy tổng cầu toàn cầu.” Một đánh giá mới của IMF về triển vọng của Trung Quốc được công bố vào ngày 2 tháng 2 có 61 tài liệu tham khảo về cụm từ “tiêu dùng" (consumption).
Khi mục tiêu nâng cao tiêu dùng trở nên có ý nghĩa. Người tiêu dùng Trung Quốc có xu hướng tiết kiệm hơn là chi tiêu. Tiêu dùng chiếm 53% GDP, so với 72% của thế giới. Về thước đo này, Trung Quốc đứng thứ 156 trên 168 quốc gia. Kết quả là sự đóng góp không cân đối cho nền kinh tế thế giới trở nên lộ rõ. Theo nhà kinh tế Michael Pettis, hoạt động tiêu dùng chiếm 32% đầu tư toàn cầu và 18% GDP, nhưng chỉ chiếm 13% tiêu dùng. Trung Quốc trở nên nổi bật: Quốc gia này tiêu thụ ít hơn 7%/người so với Brazil vào năm 2022, mặc dù Trung Quốc sản xuất nhiều hơn khoảng 40%.
Triển vọng nào có thể giúp sự gia tăng trong tiêu dùng ở Trung Quốc? Về mặt tích cực, năm 2023 cho thấy một số sự phục hồi khi các hạn chế trong thời kỳ đại dịch kết thúc cho phép mọi người quay trở lại nhà hàng, cửa hàng và du lịch. Kết quả là, tiêu dùng chiếm hơn 80% mức tăng trưởng, tỷ trọng lớn nhất kể từ năm 1999. Tuy nhiên, triển vọng về một bước thay đổi có vẻ mờ nhạt, dựa trên tâm trạng của công chúng, các bài toán xuyên quốc gia và lịch sử của chính Trung Quốc.
Đầu tiên, ta có thể quan sát niềm tin tiêu dùng của người dân. Sự hỗn loạn trên thị trường bất động sản đã tác động tiêu cực tới thu nhập ròng, tài sản và niềm tin đầu tư của người Trung Quốc. Hãy lấy trường hợp của ông Chen, một công nhân xây dựng đến từ tỉnh Giang Tô. Anh ấy đã phải vật lộn để tìm việc làm có trả lương. Anh dồn số tiền tiết kiệm để mua một căn hộ cho các con ở một thị trấn gần làng, nơi nhiều ngôi nhà không thể tìm được người mua. “Điều đáng sợ không nằm ở quá khứ mà ở tương lai,” anh nói. Tâm trạng này được phản ánh trong các dự báo: IMF dự kiến tăng trưởng tiêu dùng sẽ chậm lại trong năm 2024.
Ảnh: The Economist
Sau đó, hãy xem xét các phép toán xuyên quốc gia. Ngay cả khi Trung Quốc thoát khỏi tình trạng giảm phát trong năm nay, việc chuyển hướng dài hạn cần thiết vẫn gặp nhiều khó khăn. Theo tính toán của ông Pettis, để Trung Quốc tái cân bằng nền kinh tế thành công, tiêu dùng sẽ cần tăng khoảng 10 điểm phần trăm GDP. The Economist đã xem xét mức độ thường xuyên xảy ra loại thay đổi này trên khắp thế giới, xem xét kinh nghiệm của 181 quốc gia kể từ năm 1960, chia lịch sử kinh tế thành các khoảng thời gian 10 năm luân phiên. Chúng tôi nhận thấy rằng chỉ trong 11% trường hợp mức tiêu thụ tăng hơn 10 điểm phần trăm trong khoảng thời gian một thập kỷ (Xem Biểu đồ). Đây không hẳn là những ví dụ đáng quan tâm. Albania từng có cơn sốt tiêu dùng vào đầu những năm 1990s nhưng cũng trải qua siêu lạm phát. Đài Loan đã thực hiện được sự thay đổi 10 điểm từ năm 1986 đến năm 1996, nhưng sự bùng nổ tiêu dùng gắn liền với bong bóng thị trường chứng khoán.
Cuối cùng, ta cùng xem xét lịch sử của chính Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách của quốc gia này đã nói về việc tái cân bằng nền kinh tế theo hướng tiêu dùng, tránh xuất khẩu và đầu tư trong 20 năm, kể từ một hội nghị kinh tế cuối năm 2004. Hồi đó, tỷ trọng tiêu dùng trong GDP là khoảng 55% - tương đương với ngày nay. Dường như tái cân bằng là việc nói dễ hơn làm.
Mặc dù vậy, Trung Quốc không có nhiều lựa chọn ngoài việc tiếp tục cố gắng. Một trong số đó là thúc đẩy một nền văn hoá tiêu dùng mới. Ông Lý, trong một bài phát biểu tại Davos, đã nói về việc nhanh chóng mở ra “đại thị trường" và “nâng cấp tiêu dùng" của Trung Quốc đối với các sản phẩm mới như xe điện, nhà thông minh, và dịch vụ cho phong cách sống xanh. Tuy nhiên, xã hội đang dần thay đổi theo cả hai hướng. Ngay cả khi Trung Quốc mong muốn thúc đẩy chi tiêu, các quan chức vẫn cảnh giác trước những hình thức sai trái. Dự thảo quy định về ngành game, được ban hành vào tháng 12 và sau đó được rút lại, đã hướng dẫn các công ty quảng bá game của họ bằng các cảnh báo chống lại “hành vi tiêu dùng phi lý". Ngoài ra, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể kích thích tiêu dùng thông qua việc hỗ trợ ngắn hạn cho các hộ gia đình. Nhưng dường như họ không quá trân trọng những “món quà" đó, chúng không hiệu quả, lãng phí, hoặc tệ hơn nữa - chúng khuyến khích sự lười biếng.
Điều đó có nghĩa là đòn bẩy hợp lý nhất là làm cho người dân cảm thấy an toàn hơn về mặt tài chính, giúp họ tiết kiệm ít hơn và phung phí nhiều hơn. Việc mở rộng quy mô cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và lương hưu là thiết yếu trong dài hạn. Những công dân như ông Chen có thể cảm thấy thoải mái hơn khi chi tiêu nhiều hơn, nếu họ có thể định cư ở thành phố nơi họ làm việc thuận lợi hơn. Theo hệ thống hộ khẩu của Trung Quốc, ông Chen chính thức là cư dân tại quê nhà. Điều đó khiến anh gặp nhiều trở ngại trong việc tiếp cận trường học và bệnh viện ở những thành phố nơi anh kiếm sống.
Cai Fang thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng việc cấp hộ khẩu cho người lao động nhập cư ở thành thị có thể tăng mức tiêu dùng của họ lên tới 30%, mặc dù các nghiên cứu khác báo cáo kết quả ít ấn tượng hơn. Một nghiên cứu của các nhà kinh tế tại Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam ở Thành Đô cho thấy những người di cư từ nông thôn có được hộ khẩu ở thành thị chi tiêu nhiều như cư dân thành phố bản xứ, và chi tiêu rõ ràng hơn. Sự kết thúc của bong bóng nhà đất cũng có thể giải phóng người tiêu dùng. Theo ước tính sơ bộ của Goldman Sachs, chi phí tiết kiệm để trả trước và trả khoản thế chấp là 11% thu nhập khả dụng của người dân thành phố vào năm 2021. Con số đó được ước tính có thể giảm xuống còn khoảng 6% trong một thập kỷ.
Tuy nhiên, hiện nay cách tiếp cận cải cách hộ khẩu của Trung Quốc còn rụt rè và manh mún, bất kỳ lợi ích nào từ việc xoay trục nhà ở đều phải mất nhiều năm nữa và có rất ít dấu hiệu về một cuộc cải cách phúc lợi toàn diện. Tỷ trọng tiêu dùng trong GDP có thể sẽ tăng phần nào do một nhóm lớn người lao động về hưu vẫn tiếp tục chi tiêu nhưng ngừng sản xuất. Tuy nhiên, lực cản nhân khẩu học liên quan hầu như không tốt cho tăng trưởng. Đối với những công dân cảm thấy không an toàn về mặt kinh tế như ông Chen, phương trình này chỉ có một chiều. Ở tuổi 51, ông chỉ còn 9 năm nữa là đến tuổi nghỉ hưu. Nhưng anh phải chăm sóc bố mẹ cũng như đứa con út của mình. “Tất cả đều phụ thuộc vào tôi. Tôi không dám nghĩ xa hơn.” Đối với chính phủ Trung Quốc, họ cũng gặp khó khăn tương tự.
The Economist