Mỗi ngày một câu hỏi cũng JPMorgan - Phần 4: Đánh bài gì theo từng kịch bản vĩ mô?
Đức Nguyễn
FX Strategist
Trích đoạn nhận định FX bán niên của JPMorgan.
Trong báo cáo triển vọng 2024, JPMorgan lưu ý rằng rủi ro suy thoái đã được định giá khá nhiều vào các đồng lợi suất thấp nhưng chưa với các đồng lợi suất cao (thị trường định giá hạ cánh mềm); và đây vẫn là quan điểm của ngân hàng. Hình dưới cho thấy chỉ số USD đã được củng cố nhờ biến động thường thấy trong thời kỳ suy thoái; tuy nhiên, điều này che giấu những gì tạo ra đà tăng trên, phần lớn trước các đồng lợi suất thấp. Phần còn lại của biểu đồ cho thấy khi nhìn rộng hơn, các đồng lợi suất thấp đã suy yếu khá nhiều trong khi các đồng lợi suất cao lại tăng, biểu hiện rõ ràng của carry trade phổ biến suốt 2 năm qua. Kỳ vọng của JPMorgan là khi lãi suất hội tụ về một vùng, định giá cũng vậy. Trong các đồng G10, AUD vẫn có vẻ yếu, hoặc phù hợp với hiệu suất giai đoạn suy thoái và do đó hứa hẹn là ứng cử viên trong kịch bản hạ cánh mềm/phục hồi; miễn là lợi suất toàn cầu hội tụ. Ngược lại, các đồng có lợi suất cao nhất lại cao hơn mức trong giai đoạn suy thoái (NZD), do sự hỗ trợ từ carry trade suốt 2 năm qua. Điều này sẽ khiến các đồng lợi suất cao dễ toang nếu kinh tế suy yếu.
Các đồng lợi suất thấp định giá suy thoái nhiều hơn các đồng lợi suất cao, nhóm hưởng lợi từ carry trade, nhưng do đây cũng dễ toang
Các đồng lợi suất thấp mới sau triển vọng hạ lãi suất cho ta thấy các ứng viên có thể short do định giá cao
Thị trường vẫn chưa tin chắc chu kỳ kinh doanh toàn cầu đang đi về đâu, vì vậy JPMorgan đã lập bảng Đánh thế nào trong bối cảnh nào? Các chuyên gia kinh tế của JPMorgan thường xuyên cập nhật xác suất các kịch bản triển vọng toàn cầu, bao gồm hai biến thể “ngày càng xấu đi” và hai kiểu hạ cánh mềm. Trong bảng “Đánh thế nào trong bối cảnh nào” bên dưới, ta có một số kịch bản tăng trưởng toàn cầu và lợi suất trái phiếu theo ma trận 3x3 và ta đánh thế nào trong bối cảnh nào. Các kịch bản cực đoan dễ thấy nhất: tăng trưởng và lợi suất trái phiếu ở mức cao nhất hoặc thấp nhất cùng nhau tạo ra sự khác biệt về triển vọng khẩu vị rủi ro. Góc trên cùng bên trái và dưới cùng bên phải lần lượt là kết quả tốt nhất và tồi tệ nhất đối với carry trade. Đánh theo lợi suất hội tụ (góc trên cùng bên phải và giữa bên phải) nếu lợi suất Mỹ giảm đáng kể là điều JPMorgan rất quan tâm vì rủi ro/lợi nhuận tốt nhất.
Nếu tăng trưởng chậm lại nhưng lợi suất vẫn nằm trong biên độ (ô giữa hàng cuối) và cổ phiếu có nguy cơ điều chỉnh, JPMorgan cho rằng JPY gặp khó khăn dưới hình thức công cụ phòng hộ rủi ro do phân kỳ chính sách của BoJ. Short XXXCHF (với EUR) sẽ ngon hơn long JPY khi tăng trưởng hạ nhiệt (hàng dưới cùng). Nếu tăng trưởng hạ nhiệt nhưng lợi suất tăng (ô trái hàng giữa) thì CHFJPY sẽ tăng ổn. Nếu tăng trưởng tăng tốc và lợi suất duy trì biên độ (nhóm trên cùng ở giữa) thì ta long GBP, như tại các pha giảm do BoE nới lỏng. JPMorgan cũng thích CAD như một proxy cho USD, như khi lợi suất giảm và tăng trưởng cải thiện (góc trên cùng bên phải) thì short CAD với các đồng high-beta hoạt động tương tự như short USD. Nếu lợi suất giảm mạnh hơn mong đợi (cột bên phải) thì AUD sẽ vượt trội các đồng lợi suất cao dựa trên định giá. Ở giữa, nếu lợi suất không thay đổi và tăng trưởng ổn định ở mức vừa phải nhưng không quá ấn tượng, thì trọng tâm có thể sẽ là các giao dịch như long AUDNZD.
Đánh thế nào trong bối cảnh nào?
JPMorgan