Một “bồ câu” thay thế hai “diều hâu”: Cơ cấu hội đồng bỏ phiếu của Fed năm 2020 sẽ thay đổi như thế nào?

Một “bồ câu” thay thế hai “diều hâu”: Cơ cấu hội đồng bỏ phiếu của Fed năm 2020 sẽ thay đổi như thế nào?

12:00 02/01/2020

Fed, Hawkish, Dovish

(Tung Trinh dịch và tổng hợp từ quan điểm của Alister Bull - Bloomberg)

- Kashkari “bồ câu”, Kaplan trung lập thay thế hai “diều hâu” George và Rosengren.

- Mester và Harker, hai thành viên có hơi hướng “diều hâu” cũng được trao quyền bỏ phiếu.

Mặc dù trong báo cáo đánh giá triển vọng kinh tế và lạm phát năm 2020 của Fed, Cục dự trữ liên bang Mỹ không đề cập tới việc thay đổi lãi suất, nhưng việc luân chuyển nhân sự định kỳ hàng năm của các thành viên trong hội đồng bỏ phiếu của Fed vẫn có khả năng ảnh hưởng đến quyết sách này, trong hoàn cảnh một quan chức kiên định theo lập trường “bồ câu” sắp nhậm chức, và hai thành viên thuộc phe “diều hâu” sắp ra đi.

Ông Neel Kashkari, Thống đốc Fed Minneapolis, người đã kêu gọi cắt giảm lãi suất trong năm 2019, là thành viên có xu hướng “bồ câu” rõ ràng nhất trong số bốn nhân sự mới.

Những thành viên còn lại bao gồm ông Robert Kaplan từ Dallas, Philadelphia; ông Patrick Harker và bà Loretta Mester từ Cleveland. Trong biểu đồ dot plot công bố vào ngày 11/12 vừa rồi, cả bốn thành viên này cùng với các quan chức khác của Fed đều dự báo sẽ không có thay đổi về lãi suất vào năm 2020 - một minh chứng nổi bật về sự đồng thuận khi cả nước Mỹ chuẩn bị bước sang năm bầu cử tổng thống.

Thay đổi nhân sự

Các quan chức ra đi lần này bao gồm thống đốc Fed thành phố Kansas, ông Esther George và thành phố Boston, ông Eric Rosengren, hai thành viên theo lập trường “diều hâu” cứng rắn từng bỏ phiếu chống trong cả ba kỳ họp hạ lãi suất năm nay. Ngoài ra cũng có hai thành viên phe “bồ câu” rời đi là ông James Bullard của Fed St. Louis, người muốn giảm lãi suất tới 1/2 điểm cơ bản thay vì 1/4 vào kỳ họp tháng Chín, và Charles Evans của Fed Chicago, người đồng quan điểm ủng hộ chính sách nới lỏng tiền tệ nhằm nâng lạm phát lên mục tiêu 2% bền vững.Sự thay đổi thành viên này trong hội đồng bỏ phiếu có thể báo trước sự chia rẽ về mặt chính sách dẫn tới tình việc bỏ phiếu chống, tùy thuộc vào việc thành viên nào được trao quyền bỏ phiếu và mức độ bất đồng của họ với các thành viên khác ra sao. Tuy nhiên, điều đó không phải là nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới chính sách chung. Vì chủ tịch Fed Jerome Powell có thể nhờ tới sự hỗ trợ của hội đồng Thống đốc cùng chủ tịch Fed New York, John Williams, người được quyền bỏ phiếu vô thời hạn trong Ủy ban thị trường mở liên bang (FOMC). Điều đó cũng đồng nghĩa ông Powell đã nắm trong tay ít nhất sáu phiếu ủng hộ, trong trường hợp hy hữu cả bốn lãnh đạo Fed khu vực kia bỏ phiếu chống lại ông.

Dưới đây là dự báo triển vọng kinh tế của bốn thành viên mới trong hội đồng bầu cử:
- Bà Mester (thành viên có hơi hướng “diều hâu”) Chủ tịch Fed tại Cleveland được đánh giá là người có quan điểm “diều hâu” nhất trong số bốn người, bất chấp những ý kiến gần đây của bà cho rằng chính sách tiền tệ hiện tại đang được duy tri tốt và không có áp lực cần phải thay đổi sau ba lần hạ lãi suất. Nhà tiến sĩ kinh tế học và cũng là người trong cuộc lâu năm của Fed nói rằng bà không hề ủng hộ viêc cắt giảm lãi suất tới ba lần trong năm nay. Do đó, bà có thể sẽ bắt đầu cuộc vận động cho một chính sách tiền tê thắt chặt hơn nếu lạm phát tăng cùng tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống mức thấp trong 50 năm qua.

- Ông Kashkari (thành viên có quan điểm “bồ câu”) Người đứng đầu Fed Minneapolis, ông Neel Kashkari, là quan chức phe “bồ câu” từng lớn tiếng ủng hộ chính sách hạ lãi suất vào năm ngoái khi lạm phát không đạt kỳ vọng. Ông thậm chí đã đề nghị rằng ngân hàng trung ương nên cam kết không tăng lãi suất thêm lần nào nữa cho đến khi lạm phát lõi phục hồi lại 2% và được duy trì trên cơ sở bền vững. Có thể thấy Kashkari sẽ luôn sẵn sàng phản đổi việc thúc đẩy tăng lãi suất và tạo điều kiện cho phép lạm phát chạy trên 2% mà không cần Fed can thiệp bằng chính sách - để chứng minh cam kết đạt được mục tiêu lạm phát trên cơ sở bền vững.

- Ông Kaplan (thành viên trung lập) Người đứng đầu Fed Dallas nhìn nhận kinh tế Mỹ sẽ trì trệ hơn vào năm 2020, vì vậy sẽ thật khó để ông hoãn lại các kế hoạch nới lỏng tiền tệ. Trên thực tế Kaplan đã cởi mở hơn với chính sách nới lỏng vào đầu năm 2019, sau khi chứng kiến đường cong lợi suất đảo ngược. Tuy nhiên, gần đây khi được phỏng vấn trên Bloomberg vào ngày 18 tháng 12, ông nói rằng với đường cong đang dốc lên và chính sách của Fed có lẽ đang đi đúng hướng. Ông cũng không lo lắng lắm về lạm phát khi nói bản thân hy vọng tình hình lạm phát sẽ “im ắng trong một thời gian”.

- Ông Harker (thành viên trung lập, có xu hướng ngả sang “diều hâu”) Thống đốc Fed Philadelphia, ông Harker là người đã lên tiếng một vài lần về việc hạ lãi suất của Fed trong năm nay, điều mà theo ông là không có cơ sở, vì có vẻ như nguyên nhân gây bất ổn kinh tế là do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Đó có thể là tín hiệu cho thấy ông ưu tiên tăng lãi suất để giải quyết nỗi lo lạm phát trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức rất thấp. Tuy vậy, ông cũng là người chưa từng bỏ phiếu chống tại bất kỳ cuộc họp nào của FOMC kể từ khi gia nhập Fed vào năm 2015.

(Note: Hawkish - Diều hâu, hàm ý thắt chặt tiền tệ, Dovish - Bồ câu, hàm ý nới lỏng tiền tệ)

 

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ