MUFG Research: Bức tranh kinh tế toàn cảnh: Mỹ, Canada và Châu Âu trong vòng xoáy chính sách tiền tệ
Phạm Phương Anh
Junior Editor
Nhận định từ bộ phận Research của Ngân hàng MUFG.
USD: Tăng trưởng việc làm mạnh mẽ hơn nhưng Fed vẫn được kỳ vọng sẽ cắt giảm lãi suất
Đồng USD vẫn duy trì đà tăng mạnh sau khi báo cáo việc làm phi nông nghiệp được công bố cuối tuần trước. Chỉ số DXY sau khi giảm xuống 105.42 vào thứ Sáu, đã nhanh chóng phục hồi và vượt lên trên 106.00. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ vẫn ở mức thấp cụ thể kỳ hạn 2 năm và 10 năm lần lượt giảm xuống còn 4.08% và 4.13%, đánh dấu ngưỡng thấp mới. Báo cáo việc làm tháng 11 cho thấy một dấu hiệu phục hồi khá ấn tượng khi có thêm 227,000 việc làm mới, so với con số khá thấp chỉ 36,000 việc làm của tháng trước. Mặc dù số liệu đã được điều chỉnh tăng thêm 56,000 việc làm ở các tháng trước, nhưng báo cáo vẫn không đủ sức thuyết phục để ngăn Cục Dự trữ Liên bang (Fed) từ bỏ kế hoạch cắt giảm lãi suất 0.25 điểm phần trăm trong tháng này.
Thị trường hiện đang dự báo khả năng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ nới lỏng chính sách khoảng 25 điểm cơ bản vào cuối năm. Việc điều chỉnh kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất đang giúp hạ nhiệt lợi suất trái phiếu Mỹ và làm giảm dự báo lạm phát. Sau khi chạm đỉnh 2.4% vào ngày bầu cử, lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống còn 2.25%, cho thấy áp lực lạm phát đang dịu bớt. Đồng USD ban đầu suy yếu cùng với lợi suất trái phiếu sau báo cáo việc làm, nhưng đà giảm này chỉ trong ngắn hạn. Việc Fed có thể cắt giảm 25 điểm cơ bản lãi suất không đủ để đảo ngược đà tăng của đồng USD. Thêm vào đó, kỳ vọng về các chính sách của chính quyền Trump, như việc tăng thuế quan, dự kiến sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng bạc xanh mạnh hơn trong năm tới.
Báo cáo việc làm cho thấy thị trường lao động Mỹ vẫn khá ổn định, điều này khiến Cục Dự trữ Liên bang (Fed) không cần phải vội vàng cắt giảm lãi suất. Các nhận xét gần đây của các quan chức Fed, trong đó có Chủ tịch Powell, cho thấy họ có khả năng sẽ tiếp tục thận trọng trong việc nới lỏng chính sách. Thậm chí, họ có thể bỏ qua một cuộc họp vào đầu năm tới, trừ khi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 có những diễn biến bất ngờ và ở mức cao. Sau giai đoạn chậm lại trong những tháng hè, tăng trưởng việc làm Mỹ đã quay trở lại với mức độ mạnh mẽ trong những tháng cuối năm. Trung bình, việc làm phi nông nghiệp đạt 173,000 việc/tháng trong 3 tháng tới tháng 11, so với con số 113,000 việc/tháng trong 3 tháng tới tháng 8, và gần như quay lại mức trung bình 180,000 việc/tháng của cả năm. Trong một cuộc phỏng vấn với NBC News, ông Trump đã nêu rõ các kế hoạch về nhập cư và thuế quan. Ông cam kết sẽ trục xuất hàng triệu người nhập cư bất hợp pháp, chấm dứt chính sách quyền công dân theo địa điểm sinh, đồng thời áp đặt thuế quan với các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.
CAD & EUR: Tiếp tục nới lỏng khi Trung Quốc thay đổi chiến lược chính sách tiền tệ
Rủi ro suy giảm của đồng USD do Fed cắt giảm lãi suất trong tháng này sẽ được bù đắp bởi các đợt nới lỏng chính sách từ các ngân hàng trung ương nhóm G10 trong tuần này. Ngân hàng Trung ương Canada, Ngân hàng Trung ương Châu Âu và Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ đều được dự báo sẽ thực hiện nới lỏng tại các cuộc họp cuối cùng của năm. Riêng Ngân hàng Trung ương Canada có khả năng sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất thứ hai liên tiếp, giảm 50 điểm cơ bản và đưa lãi suất chính sách xuống còn 3.25%. Quyết định này được hỗ trợ bởi báo cáo thị trường lao động Canada mới nhất của tháng 11. Báo cáo cho thấy sự gia tăng bất ngờ của lực lượng lao động với 137,800 người trong tháng, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng 0.3%, lên mức 6.8%. Những bằng chứng về sự chậm lại của thị trường lao động sẽ khuyến khích Ngân hàng Trung ương Canada tiếp tục hạ lãi suất nhanh hơn về mức ước tính mới từ 2.25% đến 3.25%.
Chúng tôi dự báo Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất nhẹ, khoảng 25 điểm cơ bản trong tuần này. Thị trường lãi suất khu vực Eu cũng có quan điểm tương tự, nhưng lại đánh giá cao khả năng ECB có thể cắt giảm 50 điểm cơ bản trong quý 1 tới. Chúng tôi kỳ vọng ECB sẽ thừa nhận những rủi ro tăng trưởng đang gia tăng gần đây, bao gồm nguy cơ áp thuế quan của Mỹ và những diễn biến chính trị bất lợi ở Pháp. Tuy nhiên, ECB được dự báo sẽ không đưa ra tín hiệu mạnh để thực hiện ngay đợt cắt giảm 50 điểm cơ bản tại thời điểm này. Do không có tín hiệu rõ ràng cho đợt cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản, chúng tôi không kỳ vọng cuộc họp chính sách sẽ kích hoạt sự suy giảm của đồng EUR trước cuối năm. Thêm vào đó, đồng EUR còn được hỗ trợ bởi quyết định mới của Bộ Chính trị Trung Quốc. Lần đầu tiên trong 14 năm, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược chính sách tiền tệ, chuyển từ "thận trọng" sang "khá nới lỏng" trong năm tới. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng cam kết sẽ "chủ động hơn" trong việc hỗ trợ chính sách tài khóa. Những diễn biến này đã giúp nâng cao sự lạc quan của nhà đầu tư về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc trong bối cảnh những rủi ro tiềm ẩn từ các vấn đề thuế quan.
MUFG Research