Ngọn lửa lạm phát đang nhăm nhe kết thúc bữa tiệc chứng khoán

Ngọn lửa lạm phát đang nhăm nhe kết thúc bữa tiệc chứng khoán

Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

14:29 08/03/2024

Khi không có dấu hiệu suy thoái kinh tế, các nhà bình luận đang quan ngại về nền kinh tế tăng trưởng nóng sẽ khó có thể kiềm chế lạm phát.

Gần đây thị trường chứng khoán đã dấy lên những nỗi lo âu: Các vấn đề việc làm và tăng trưởng kinh tế vẫn đang ở mức ổn định nhưng các chuyên gia lại lo lắng nền kinh tế quá phát triển sẽ không thể kiềm chế được lạm phát. Nhất là gần đây, khi Torsten Slok, giám đốc kinh tế của Apollo Global Management đã có phát ngôn về vấn đề này, ông nghĩ rằng nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ sẽ ảnh hưởng tới việc cắt giảm lãi suất của Cục dự trữ Liên Bang trong năm 2024, “ Tôi cực kỳ nghi ngờ vấn đề này”.

Phân tích kỹ hơn các xu hướng kinh tế gần đây, ta nhận thấy rằng mặc dù Mỹ đã công bố mức tăng trưởng đầy ấn tượng vào nửa cuối năm 2023 nhưng tốc độ tăng trưởng đang dần bị chững lại ở đầu quý 1/2024. Từ số liệu theo dõi GDP Now của ngân hàng dự trữ liên bang Atlanta, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã tăng khoảng 2.1 % ngay trong quý đầu tiên và gần bằng mức ước tính tăng trưởng tiềm năng của nền kinh tế (khi không có lạm phát) của Văn phòng ngân sách Quốc hội. Theo “ dữ liệu bán lẻ thường niên” mức tiêu dùng thực tế đã có dấu hiệu suy giảm ngay trong tháng 2. Những vấn đề trên đã cho thấy khả năng dự báo của các số liệu kinh tế cũ có thể sẽ không còn chính xác.

Liệu mọi thứ có thực sự tốt?
Kinh tế Mỹ đã có 2 quý liên tiếp tốt đẹp nhưng có vẻ như nó sắp thay đổi:

Khi thị trường lao động ổn định thì lạm phát trở thành mối bận tâm của chính sách tiền tệ. Nhưng nếu kinh tế tăng trưởng ổn định ở mức 5%/năm và không gây ra lạm phát, vậy tại sao các nhà hoạch định chính sách lại phải lo lắng tới mức đó vậy?

Nguyên nhân có lẽ bắt nguồn từ việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI ) tăng đột biến vào tháng 1. Điều này đã khiến mọi người lầm tưởng nó là một dấu hiệu tích cực của thị trường nhưng thực chất nó đang bộc lộ một số vấn đề. Thêm vào đó, sự thay đổi trong cách tính toán dữ liệu nhà ở đã tác động lên chỉ số CPI.

Nhà ở chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số CPI và chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE), nên sự thay đổi trong cách tính giá thuê nhà sẽ dẫn đến những sự thay đổi trong báo cáo lạm phát. Vấn đề này đã dấy lên lo ngại về khả năng kiểm soát lạm phát của Fed. Theo thường lệ, giá thuê nhà ở Mỹ đã giảm trong nhiều năm liên tiếp, dự đoán mức lạm phát nhà ở trong chỉ số CPI sẽ không có nhiều biến động trong các quý tiếp theo. Sau đại dịch Covid, các giá trị trung bình này đã có nhiều biến động và các biến động hàng tháng hay sự thay đổi trong nhu cầu, sở thích của người thuê không tác động quá nhiều tới mức độ lạm phát.

Trở lại bình thường
Giá thuê đã tăng lên nhưng nhìn chung vẫn được đánh giá phù hợp so với trước đại dịch.

Không phải là lần đầu tiên quan điểm “không có hạ cánh mềm” thu hút sự chú ý của Phố Wall, kể từ lần cuối cùng là vào đầu năm 2023, nhưng sau đó nó đã đã nhanh chóng bị dập tắt bởi sự sụp đổ của Ngân hàng Thung lũng Silicon vào tháng 3/2023. Quan điểm "không có hạ cánh mềm" thường xuất hiện khi có lo, ngại về hậu quả của suy thoái kinh tế.

`Không có hạ cánh mềm' đã trở lại
Kịch bản "không có hạ cánh mềm" đang thu hút sự chú ý



Sẽ thật sai lầm khi bỏ qua rủi ro của vấn đề này. Ngay cả khi tỷ lệ xảy ra của “không hạ cánh” vẫn ở mức thấp. Nhưng kể cả những biến động nhỏ trên thị trường khi được chú ý cũng sẽ tác động đáng kể đến giá trị tài sản, ngay cả khi cuối cùng không có gì thay đổi.

Bằng chứng cho vấn đề này đã được thể hiện vào tháng 8 và tháng 9 năm ngoái, khi nhà đầu tư Bill Ackman đã đưa ra quan điểm rằng khi xung đột toàn cầu gia tăng thì cũng là lúc toàn cầu hóa chấm dứt và dẫn đến mức lạm phát cơ cấu cao hơn. Không có nghiên cứu nào chứng minh rằng quan điểm đó là đúng, nhưng ông vẫn kiếm được tiền thông qua việc đặt cược rằng lợi suất sẽ tăng lên. Trong tầm ngắn hạn, thị trường là một thực thể được thúc đẩy bởi đà, và đôi khi một câu chuyện tốt là đủ để kích hoạt một đợt biến động lớn.

Trên thực tế, các nhà hoạch định chính sách của Fed đã dự đoán khá đúng về triển vọng của nền kinh tế. Vào tháng Mười Hai, các nhà hoạch định tại Tổng kết Dự báo Kinh tế của ngân hàng trung ương đã dự đoán sẽ có ba lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024, và thị trường đã dự đoán gấp đôi con số đó. Bây giờ, khi “không hạ cánh” xảy ra thì dự đoán của thị trường tương lai đã thay đổi bằng với mức dự đoán của Fed. Có vẻ như dự đoán này là đúng.

Tăng trưởng nhanh chóng, lạm phát giảm dần; và những ý kiến của các nhà điều hành Fed đã cho thấy ngân hàng trung ương sẽ dựa vào dữ liệu này làm bằng chứng để bắt đầu cắt giảm lãi suất vào giữa mùa hè. Một vài người vẫn tiếp tục đề xuất kịch bản “không hạ cánh” trong khoảng thời gian dài sắp tới - ít nhất cho đến khi có những dữ liệu mới về lạm phát, hoặc chúng ta sẽ phải đối mặt với một rủi ro cực thấp –“không hạ cánh”.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 10: Bitcoin vẫn giao dịch trên ngưỡng $60,000 sau dữ liệu việc làm tích cực từ Mỹ
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 10: Bitcoin vẫn giao dịch trên ngưỡng $60,000 sau dữ liệu việc làm tích cực từ Mỹ

Bitcoin đã chạm mức $64,000 USD vào hôm qua sau khi dữ liệu việc làm khả quan tại Mỹ xua tan lo ngại về suy thoái. Trong khi đó, Bitwise đã nộp đơn xin thành lập quỹ ETF XRP giao ngay, trong khi SEC Hoa Kỳ kháng cáo khoản tiền phạt 125 triệu USD trong cuộc chiến pháp lý kéo dài bốn năm với nhà phát hành XRP. Ripple và Kraken đã ra mắt một nền tảng phái sinh tại Bermuda.
Vai trò mới của chính sách tiền tệ
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Vai trò mới của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ đang ngày càng được phát triển trở thành một công cụ quan trọng để giảm mức chi phí lãi vay cần được chi trả cho nợ chính phủ, từ đó cho phép các biện pháp kích thích tài khóa trở nên tập trung hơn vào mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Triển vọng thị trường trong tuần tới ra sao?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Triển vọng thị trường trong tuần tới ra sao?

Báo cáo việc làm mạnh mẽ của Mỹ tuần này đã khiến thị trường ngày càng tin vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất ở mức 25 điểm cơ bản thay vì 50 như trước đó. Trong khi đó, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đẩy giá dầu và tài sản trú ẩn tăng cao. Dữ liệu lạm phát của Mỹ sắp tới và quyết định lãi suất của RBNZ là tâm điểm của thị trường cho tuần tới
Giải mã làn sóng phi toàn cầu hóa
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Giải mã làn sóng phi toàn cầu hóa

Thương mại quốc tế đã tăng trưởng chậm hơn nền kinh tế toàn cầu trong hơn 15 năm qua. Hiện tượng này, thường được gọi là phi toàn cầu hóa, chủ yếu là do sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Sự thay đổi trong các hành lang thương mại toàn cầu một phần cũng đến từ căng thẳng địa chính trị của các quốc gia với Trung Quốc.
Thị trường nào sẽ biến động? Chính sách của Mỹ đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Thị trường nào sẽ biến động? Chính sách của Mỹ đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Cổ phiếu Mỹ đã vượt trội so với phần còn lại của thế giới trong suốt 15 năm qua, với sự chênh lệch về định giá ngày càng tăng. Nếu chính sách thương mại và thuế của Mỹ không thay đổi, việc cắt giảm lãi suất của Fed có thể khiến đồng USD giảm bớt sức mạnh, mang lại lợi ích cho phần còn lại của thế giới. Ngược lại, do việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed đã được tính vào định giá thị trường trái phiếu, khả năng cao đồng USD sẽ tăng trở lại nếu các chính sách thương mại và thuế của Mỹ tiếp tục theo hướng mà Trump đề ra.
Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN và Việt Nam trong quý IV năm 2024
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN và Việt Nam trong quý IV năm 2024

Khối ASEAN đang tỏa sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu với ba năm liên tiếp thiết lập kỷ lục về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tổng kim ngạch thương mại. Khi tiến gần đến cột mốc 60 năm thành lập vào năm 2027, triển vọng của khối vẫn hết sức khả quan, củng cố vị thế của ASEAN như một điểm đến hấp dẫn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ