Nhận định của FX Trader JPMorgan London ngày 13/2
Tùng Nguyễn, CFA, CMT
Economist
Nhận định của FX Trader JPMorgan London ngày 13/2
CHF (Jeffrey Simmons):
Cặp EUR/CHF chịu áp lực giảm khá lớn, với lực bán tiếp diễn sang ngày hôm nay do số ca nhiễm virus Corona mới đươc ghi nhận tăng đột biến tại Trung Quốc. Cần lưu ý rằng sự tăng vọt bất ngờ này đến từ việc thay đổi phương thức báo cáo của chính quyền tỉnh Hồ Bắc, điểm mấu chốt là chúng ta vẫn chưa biết chính xác số lượng ca nhiễm và tình hình có vẻ như vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn, ít nhất là ở Trung Quốc. Công bằng mà nói, đồng CHF không thực sự tương quan với các diễn biến rủi ro gần đây, nhưng với việc đồng EUR đang rất yếu như hiện nay, tôi cho rằng có khả năng cặp tiền này sẽ tiếp tục giảm trong ngày hôm nay nếu tâm lý lo ngại rủi ro tiếp tục tăng lên. Chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm “bearish” đối với cặp EUR/CHF, tuy nhiên về mặt kỹ thuật, mức 1.600/30 là vùng hỗ trợ mạnh và cũng là mục tiêu chốt lời ban đầu của chúng tôi. Các động thái điều chỉnh vị thế có thể sẽ diễn ra ở vùng này nên ta cần quan sát kỹ “price action”. Với tầm nhìn không thay đổi, tôi vẫn ưu tiên chiến lược sell on rally tại vùng 1.07, và nếu giá phá qua mốc 1.06 sẽ mở cánh cửa cho những đợt giảm sâu hơn sắp tới. Đồng CHF đang ở mức cao nhất so với EUR kể từ năm 2015. Cặp USD/CHF tiếp tục dao động trong biên độ hẹp do mâu thuẫn trong việc cả EUR/USD và EUR/CHF cùng giảm sâu, vì vậy tôi chưa thấy cơ hội nào khả thi và sẽ tiếp tục giữ lệnh short cặp chéo EUR/CHF
EUR (Jeffrey Simmons):
Cặp EUR/USD tiếp tục giảm sâu và cuối cùng cũng đã phá vỡ mức hỗ trợ 1.0880 hôm qua, “price action” ngày càng thu hút sự chú ý và củng cố chiến lược bán ra của các quỹ tiền mặt. Cùng với chúng tôi, các quỹ phòng hộ là nhóm bán ra nhiều nhất hôm qua, với động thái ngày càng mang tính chất đầu cơ tỷ giá cũng như xây dựng vị thế. Sự tương quan giữa đồng Euro và tâm lý rủi ro thực sự không rõ ràng lắm. Thẳng thắn mà nói, sự giảm giá của đồng bạc này có vẻ được dẫn dắt chủ yếu bởi các thông tin tiêu cực của nền kinh tế nội tại và các dòng tiề “Carry trade” nhiều hơn. Sự chú ý vào đợt nới lỏng tiếp theo của ECB và nỗi lo ngại về cuộc khung hoảng chính trị tại Đức là nhân tố chính dẫn dắt thị trường hiện tại, và tất nhiên ảnh hưởng của virus corona cũng tiếp thêm nhiên liệu cho “phe gấu” thời điểm này. Chúng tôi giữ vững quan điểm “bearish” đối với đồng EUR hiện tại và đặt mục tiêu chốt lời đầu tiên ở mức giá 1.07. Như đã đề cập ngày hôm trước chúng tôi đợi các đợt hồi lên để vào vị thế Short tiếp tuy nhiên việc phá vỡ mức đáy thấp nhất 2019 hôm qua rất đáng chú ý. Tôi cho rằng mức kháng cự gần nhất để vào vị thế short hiện tại nằm ở 1.0915/25, cao hơn (và cũng tối ưu hơn) là vùng giá 10980/90.
AUD & NZD (James Clark):
Hai đồng bạc này mất giá sáng nay do sự thay đổi trong cách tính số người nhiễm virus tại Trung Quốc. Hiện nay thị trường, đặc biệt là hai ngân hàng trung ương RBA và RBNZ, đang rất kỳ vọng về gói kích thích tài chính của Trung Quốc sẽ giúp nền kinh tế Trung Quốc phục hồi lại trong quý 2. Việc này có thể tô sáng cho bức tranh kinh tế trong một hoặc hai tuần tới, tuy nhiên về cơ bản tôi nghĩ tâm lý “Risk Off” sẽ sớm quay lại khi số người nhiễm bệnh tại Trung Quốc tiếp tục tăng lên, và điều này là không thể tránh khỏi. Tôi vẫn trung thành với quan điểm bán AUD/USD tại vùng 0.6755/75. Về phía NZD/USD tôi sẽ đứng ngoài do cặp tiền này đã phá vỡ mức kháng cự 0.6450 với lực mua mạnh như chúng ta đã thấy ngày hôm qua.
GBP (Karim Mir)
Phiên giao dịch hôm qua tiếp tục chứng kiến đồng Bảng Anh phục hồi nhẹ sau đó dừng lại ở các mốc cản kỹ thuật (1.2980/90 đối với GBP/USD và 0.8385 với EUR/GBP). Sự phục hồi này ngưng lại sáng nay một phần do diễn xấu của virus Corona ở Trung Quốc tác động lên thị trường, nhưng cũng đơn giản bởi các tổ chức đang giảm bớt trọng tâm tới chiến lược “sell on rally”. Tuy nhiên dòng tiền của chúng tôi phản ánh ngược lại, chúng tôi tiếp tục duy trì quan điểm bán rải dần đồng bảng Anh trong trung hạn ở các mức giá hợp lý.
CAD (James Clark):
Cặp USD/CAD bắt đầu có dấu hiệu yếu đi trong phiên giao dịch hôm qua, lực bán lớn dần khiến tỷ giá phá qua mốc hỗ trợ 1.3265/50 mặc dù Dollar Mỹ khá mạnh. Dòng tiền đang ủng hộ cho USD/CAD giảm sâu hơn, các quỹ phòng hộ (HF) mua vào khi tỷ giá phá qua 1.33 những ngày trước, trong khi các doanh nghiệp và tập đoàn cũng như quỹ tiền thật đang bán ra. Trọng tâm của thị trường trong tuần sau sẽ hướng vào các gói kích thích tài chính của Trung Quốc, khiến nhà đầu tư quan tâm mua vào dầu mỏ và đẩy tỷ giá USD/CAD xuống thấp hơn. Đối với cặp EUR/CAD, nếu nhìn vào biểu đồ 5 năm, chúng ta có thể kỳ vọng đồng Euro sẽ tiếp tục giảm, nếu tỷ giá phá qua ngưỡng hỗ trợ 1.44, sẽ có nhiều vị thế Short được kích hoạt và đẩy nó xuống các mốc sâu hơn. Tôi giữ quan điểm “Bearish” đối với 2 cặp USD/CAD và EUR/CAD, và sẽ gia tăng vị thế Short nếu hai cặp này hồi lên ngưỡng 1.3270/80 và 1.4460/80, và sẽ điều chỉnh lại chiến lược nếu hai cặp này tiếp tục tăng lên 1.3300 và 1.4500
JPY (Matthew Pheasant):
Sự gia tăng đột ngột số người lây nhiễm virus Corona của Trung Quốc sau khi nước này thay đổi phương pháp báo cáo đã tạo ra một phản ứng “Risk Off” chớp nhoáng trên thị trường sáng nay, kéo USD/JPY về vùng 109.70/80 và khiến các thị trường chứng khoán điều chỉnh giảm. Chúng tôi ghi nhận các giao dịch Short USD/JPY từ các nhà đầu cơ, tuy vậy cá nhân tôi không chắc chắn liệu động thái bán tháo tài sản rủi ro này có tiếp diễn hay không, vì đây đơn thuần là sự điều chỉnh phương pháp tiếp cận của chính quyền nhiều hơn là việc diễn biến dịch bệnh xấu đi đột ngột. Thị trường sẽ tiếp tục trạng thái hồi hộp chờ tin tức mới, và tôi nghi ngờ rằng sau đó tài sản rủi ro sẽ phục hồi trở lại. Nếu chúng ta không nhìn thấy tỷ lệ gia tăng rõ ràng từ số ca lây nhiễm và tử vong cụ thể ở các quốc gia ngoài Trung Quốc, tôi nghĩ sẽ khó để tài sản rủi ro bị bán tháo một cách quyết liệt. Trên khía cạnh Risk-Reward, tôi hiện duy trì Short đối với USD/JPY và sẽ đánh giá lại chiến lược nếu cặp tiền này phá qua mốc kháng cự 110.30.