Nhận định của JP Morgan London ngày 8 tháng 4
Đạt Nguyễn
Currency Analyst
Trải qua một tuần sau khi tâm lý 'Risk-on' trở lại, các Big Boys đang toan tính gì. Cùng dubaotiente đón đọc các nhận định của từng đồng tiền trong nhóm G-7 dưới đây.
EUR
Đồng Euro đã có một phiên tăng giá mạnh vào ngày hôm qua khi nhu cầu mua Euro từ công ty khá tốt, và thị trường mua ròng Dollar ngắn hạn tuần trước phần nào cover trạng thái. Như đã đề cập trong các bài viết gần đây, đồng Euro hiện đang thiếu đi xu hướng dẫn dắt tỷ giá và phụ thuộc luồng tiền diễn ra hàng ngày. Trong bối cảnh hiện tại, chính bản thân các công ty nhận ra đang phòng ngừa rủi ro tỷ giá quá xa, có vẻ điều này đóng vai trò quan trọng tới tỷ giá cặp EUR/USD. Trong khi đó, tài sản rủi ro đã hồi mạnh mẽ và rất đáng chú ý, tuy nhiên với các mốc kháng cự quanh 2700/2800, tôi không nghĩ rằng chỉ số S&P500 còn cơ hội để tăng đặc biệt tình hình xung quanh vẫn còn chịu tác động do triển vọng kinh tế kém. Đóng cửa đêm qua chắc chắn không phải là một tín hiệu tăng giá. Ngoài ra, tôi đặt ra câu hỏi rằng các vị thế mua tài sản rủi ro có phải cắt lỗ hay không trước khi kết thúc tuần giao dịch này. Cuối cùng, điểm tin cách đây vài giờ cho thấy rằng các nhà kinh tế trưởng của EU đã thất bại trong việc đạt được các thỏa thuận đối phó với Covid-19, đây chính là thứ tô đậm thêm tình hình căng thẳng trong khu vực châu Âu cũng như sự bất đồng lớn giữa các quốc gia thành viên ở phía nam và phía bắc. Quan điểm của tôi rằng nên thận trọng hơn một chút vào lúc này. Chúng tôi cũng đang có xu hướng tận dụng giá trị tương đối hấp dẫn ở các thị trường mới nổi (EM) và chiến lược vẫn đang tỏ ra hiệu quả. Tuy nhiên, tập trung vào các vấn đề chính trị nóng ở châu Âu trong bối cảnh hiện tại, tôi hiện đang ủng hộ một chiến lược short thận trọng cặp EUR/USD khi nó tăng giá. Mốc 1.0900/10 là mức thích hợp để cân nhắc trong ngày. Mặc dù vậy, như đã giải thích tôi đang đặc biệt tập trung vào câu chuyện dòng tiền ra vào hiện tại và không quá quan tâm đến một bên nào so với bên kia.
JPY
Việc chứng khoán Mỹ đêm qua kết thúc phiên giảm điểm cùng với sự bất đồng quan điểm giữa các nhóm nước châu Âu trong việc thống nhất chính sách tài khóa chung cho cả khu vực đã khiến tâm lý rủi ro giảm nhẹ vào sáng nay, nhưng nhìn chung phiên Á diễn ra một cách tương đối yên tĩnh cùng với nhu cầu từ trong nước được ghi nhận tăng lên từ mức thấp đối với cặp USD/JPY. Tôi vẫn chưa nhìn thấy xu hướng tăng giá của tài sản rủi ro tại thời điểm này mặc dù đồ thị đường cong Corona đang lập đỉnh, do quan điểm sự suy giảm kinh tế sẽ kéo dài hơn nhiều so với góc nhìn của đại đa số. Chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ để xem các điểm nóng về dịch bệnh diễn biến như thế nào khi các lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội được dỡ bỏ (Vũ Hán bỏ phong tỏa hôm nay) nhưng điều này vẫn cần thời gian để chứng minh. Duy trì quan điểm đứng ngoài đối với đồng JPY tại thời điểm này. Các mốc 108.50 là mốc hỗ trợ đầu tiên, sau đó là các mốc 108.10/20 bên dưới; trong khi đó các mốc 109.25/35 vẫn là kháng cự cứng, nếu bị phá thì vẫn còn mốc kháng cự 110.00/10 ở trên.
GBP
Thêm một phiên giao dịch với Price Action khó lường của GBP nhưng cuối cùng đồng Sterling đang mở cửa ở gần mức giá đóng cửa ngày hôm qua và lực cầu không rõ ràng. Chúng tôi đã khuyến nghị bán GBP/USD vào ngày hôm qua và việc giá có lúc tăng lên 1.2380 là cơ hội rất tốt để mở vị thế. Tuy nhiên, nhìn chung, chúng ta từng thỉnh thoảng chứng kiến khung giao dịch rất lớn dao động từ 1.20 tới 1.25 đối với cặp tiền này và nếu xu hướng ‘rung lắc’ này vẫn còn, xu hướng rõ ràng sẽ khó xuất hiện. Rõ ràng tất cả sự tập trung đang hướng đến dịch bệnh Covid-19 và ảnh hưởng kinh tế toàn cầu, ngoài ra tác động của dịch bệnh đối với chính trị Anh (Johnson vẫn trong giai đoạn điều trị tích cực) nói riêng và nền kinh tế Anh rộng nói chung (khả năng phong tỏa vẫn còn trong vài tuần nữa).
CHF
Câu chuyện của CHF vẫn như cũ. EUR/CHF đang giao dịch trong biên độ hẹp, nhưng như tôi đã đề cập trong các bài viết trước đó, vùng giá này vẫn có thể giao dịch được. Do cặp EUR/CHF không có nhiều biến động, nên cặp USD/CHF diễn biến gần như giống với với EUR/USD. Tôi thiên về xu hướng tài sản rủi ro điều chỉnh xuống phần nào hướng tới dịp lễ dài cuối tuần. Mặc dù điều đó đồng nghĩa với USD sẽ tăng giá, chúng tôi không muốn mua USD/CHF bởi đồng Franc Thụy Sỹ tương quan ngược với tâm lý rủi ro. Do đó, giữ khuyến nghị trung lập với USD/CHF và cân nhắc giao dịch trong biên độ với cặp này.
AUD-NZD-CAD
Tôi đã nhận định rằng tuần này sẽ có một chút yên bình trước khi cơn bão đổ bộ trước lễ Phục sinh và USD có thể giảm giá trong khi thị trường cổ phiếu tăng giá và khối lượng giao dịch trên thị trường ngoại hối giảm. Tuy nhiên, sáng nay, tâm điểm về việc khối EU thất bại trong việc đạt được một gói kích kích tài khóa và đồng Euro giảm mạnh trong khi USD tăng lên ngay sau đó đã nhắc chúng ta nhớ lại bản chất mong mạnh của giai đoạn tài sản rủi ro hồi phục. Ba thứ tôi đang theo dõi có thể khiến tài sản rủi ro sụt giảm lần lượt là (1) các công ty sẽ ngừng hoạt động, (2) một vài thị trường đang cân nhắc kéo dài thời gian phong tỏa (Singapore) và (3) tỷ lệ tái nhiễm hay đột biến (Hồ Bắc dỡ bỏ phong tỏa ngày hôm nay). Bán AUD/USD quanh vùng giá 0.62 và bán thêm đồng CAD khi tỷ giá USD/CAD đang ở mức 1.39 có vẻ hợp lý. Có vẻ như thị trường đang chuẩn bị một sự thất vọng dành cho cuộc họp của OPEC + vào ngày mai. Tôi mới nghe được rằng Louisiana và Oklahoma đang chờ đợi một cuộc họp trở lại vào ngày 14/4 trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào về việc cắt giảm sản lượng, do đó tốt nhất tôi nghĩ rằng sẽ có khả năng Hoa Kỳ chưa sẵn sàng cắt giảm sản lượng, tương đương với giá dầu giảm khoảng từ $2-3. Mua ròng Dollar ở mức khiêm tốn tại thời điểm này.