Nhận định thị trường FX từ trader UOB
Chúng ta hãy cùng xem trader tại big bank nghĩ gì nhé!
Động lượng thị trường đang thay đổi một cách nhanh chóng. Trong bối cảnh tin tức xấu tràn ngâp trên các mặt báo như hiện nay, tôi nghĩ việc thị trường chứng khoán giảm điểm không còn là mối lo chính lúc này nữa. Điều chúng ta nên lo sợ nhất hiện tại là thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung có thể rơi vào tình trạng trì trệ. Một giai đoạn tăng trưởng ì ạch với nguồn cung bị gián đoạn sẽ làm dấy nên nỗi lo sợ về việc lãi suất và lạm phát tăng. Điều đó không có gì khó hiểu trong bối cảnh nhiều thành phố trên toàn thế giới đang rơi vào tình trạng bị phong tỏa, các chuỗi cung cứng (không chỉ về ngành sản xuất mà còn là ngành thực phẩm, tiêu dùng) bị đình trệ, có thể thấy việc đó một cách rõ ràng qua những hình ảnh nhà hàng, quán ăn, tạp hóa đóng cửa.
Như tôi đã đề cập hôm trước, nhu cầu mua đồng USD vẫn còn đang lớn. Mặc dù thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh hôm qua nhưng vàng lại bị bán tháo, lợi suất trái phiếu phục hồi, dầu thô tiếp tục ở mức thấp và đợt sell off trên các cặp X-JPY chững lại. Một vài dấu hiệu đổ vỡ, mặc dù còn đang ở quy mô nhỏ, đã diễn ra ví dụ như trường hợp đóng cửa vô thời hạn thị trường giao dịch ngoại hối của Phillipines. Việc cung cấp đủ thanh khoản cho các khoản nợ và đáp ứng tỷ lệ vốn chủ bắt buộc là điều mà các chính phủ và chủ nợ toàn cầu quan tâm lúc này. Giông tố giăng đầy phía trước trên thị trường, và lời khuyên của tôi đó là hãy linh hoạt và nhanh nhẹn với tâm lý risk off chủ đạo trong hành động, giảm tỷ lệ đòn bẩy, sẵn sàng ứng phó nếu gặp tình huống lãi suất tăng vọt ngắn hạn, nắm giữ một phần USD và chuẩn bị tinh thần cho những sóng điều chỉnh mạnh lên trên ở các cặp X-JPY.
EURUSD: Một lần nữa, cặp tiền này lại cho những tín hiệu không rõ ràng. Đồng tiền chung đóng cửa tuần trước ngay phía trên đường trung bình động 200 ngày ở mức 1.110, tuy nhiên bây giờ EUR vẫn rất nhạy cảm với sức mạnh của đồng Dollar trong ngắn hạn. Quan điểm của tôi là đồng tiền này nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục điều chỉnh sâu hơn nữa về đến vùng 1.0800-50 do Eurozone đang áp dụng nhiều biện pháp cứng rắng để chống lại Virus và lực cầu tại đồng Dollar Mỹ vẫn đang mạnh. Thêm vào đó, việc trái phiếu chuyển đổi (CoCo Bond) của Euro mất giá mạnh có thể chỉ là bước đầu của một cú siết lớn hơn trên thị trường tín dụng, và trên tất cả là sự ảnh hưởng của lệnh hạn chế đi lại, tất cả đều cùng chỉ về một hướng đi xuống cho cặp tiền này.
USDJPY: Chúng tôi đã thay đổi quan điểm sang trung tính đối với cặp tiền này trong bối cảnh tình hình bán tháo không kéo dài bất chấp chứng khoán vẫn đỏ lửa. Tôi lo ngại rằng một cú shock cung sẽ dấy lên lo ngại về triển vọng tăng lãi suất và lạm phát cùng với đó là lợi suất trái phiếu ngắn hạn tăng không bền vững. Cán cân có thể nghiêng dần về bên phía long USDJPY cho những buyer dũng cảm trong thời gian này.
AUDUSD: Ngân hàng trung ương Australia cho thấy nhiều dấu hiệu rằng họ sẽ nhập hội QE cùng với các đàn anh đi trước. Hành động giá giật qua lại khi tin tức này được tung ra, và phải nói thật rằng tôi nghĩ đà giảm hiện nay trên căp AUDUSD được hỗ trợ bởi sức mạnh của đồng USD hơn là sự yếu đi của Aussie, điều đó khiến việc short cặp tiền này không hấp dẫn với tôi lắm. Một vài chỉ báo tôi dùng để đánh giá sức mạnh của đồng AUD bao gồm mức chênh lệnh lợi suất trái phiếu các kỳ hạn và giá hợp đồng tương lai Sắt chỉ ra rằng đô la Úc đang bị bán quá đà. Vùng hỗ trợ cần chú ý là 0.6100-20, về phía bên trên kháng cự nằm tại vùng 0.63.
NZDUSD: Tôi sẽ đứng ngoài ở cặp tiền này do sự chú ý bây giờ đang tập trung ở những vùng khác trên thế giới. Tuy nhiên xu hướng chủ đạo vẫn là đi xuống đến mục tiêu 0.591 với mức kháng cự bên trên là 0.615, mặc dù độ chắc chắn của tôi ở cặp tiền này không cao.