Nhìn lại triển vọng giá vàng sau khi trải qua một tuần đầy biến động

Nhìn lại triển vọng giá vàng sau khi trải qua một tuần đầy biến động

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

08:36 20/01/2024

Vàng đã có khởi đầu năm 2024 không được như kỳ vọng và có nhịp tạo đáy quanh vùng $2000/ounce và giá liên tục biến động trong biên độ rất lớn như cách mà thị trường không chắc chắn về thời điểm tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Fed. Do đó, chúng ta cần hiểu quỹ đạo rộng hơn của nền kinh tế khi đánh giá tiềm năng của vàng trong dài hạn.

Bỏ qua tâm lý ngắn hạn của hiện tại, có rất nhiều lý do mà chúng ta nên cố gắng duy trì xu hướng tăng giá với thứ kim loại quý này.

Fed dường như đã buông lỏng trước lạm phát tại cuộc họp tháng 12/2023. Trong khi ngân hàng trung ương duy trì lãi suất ổn định, Fed đưa ra thông điệp về ba lần cắt giảm lãi suất vào năm 2024 và bốn lần cắt giảm khác vào năm 2025. Lãi suất trong tương lai sẽ giảm xuống khoảng từ 2-2.5%.

Các thị trường bắt đầu đưa ra các dự đoán về xu hướng thay đổi kể từ mùa thu năm vừa rồi, và khiến giá vàng tăng đáng kể.

Tuy nhiên, báo cáo CPI vào tháng 12/2023 đã hé lộ cho ta một chi tiết quan trọng. Fed rõ ràng đã không giành chiến thắng trong cuộc chiến lạm phát. Cả CPI danh nghĩa lẫn CPI cơ bản vẫn ở mức cao so với mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang.

Các quan chức Fed thậm chí đã cố gắng giảm bớt kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất. Ngay sau cuộc họp FOMC tháng 12, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã bộc bạch: “Lạm phát đã giảm từ mức cao kỷ lục, và điều này đã xảy ra khi tỷ lệ thất nghiệp không tăng quá đáng kể. Đây là một tin tốt. Nhưng lạm phát vẫn đang ở mức cao. Tiến trình nhằm giảm lạm phát liên tục trong tương lai chưa rõ ràng.”

Vàng đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục, khoảng 2.135 USD vào đầu tháng 12, khi cơn sốt cắt giảm lãi suất xuất hiện. Vậy nhưng, vàng đã nhanh chóng bị bán tháo từ mức giá kỷ lục, giảm xuống dưới 2.000 USD/ounce trong tuần tiếp theo trước khi phục hồi, và trở về mức trên 2.000 USD sau cuộc họp của Fed.

Xu hướng giá vàng trong ngắn hạn

Có vẻ như giá vàng hiện tại đang dao động trong khoảng biên độ từ 2.000-2.050USD/ounce, tạo tiền đề cho một đợt tăng giá lớn khác nếu Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất như dự kiến vào mùa xuân năm nay.

Tâm lý thị trường có vẻ đang có những phản ứng trái chiều khi nhắc tới Fed. Báo cáo CPI tháng 12/2023 phần nào làm giảm động lực cắt giảm lãi suất, nhưng nhìn chung vẫn thể hiện tinh thần lạc quan. Theo công cụ FedWatch của CME, các nhà giao dịch vẫn đang định giá 81% khả năng Fed sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào tháng 3, sau đó lại bất ngờ giảm mạnh. Hiện tại mọi người lại tin rằng tháng Ba chưa phải thời điểm cắt giảm phù hợp.

Trưởng bộ phận phân tích thị trường của Tập đoàn Exinity Han Tan chia sẻ với Reuters: “Vàng vẫn có khả năng đạt mức giá kỷ lục, chừng nào Fed vẫn có thể hành động xuôi theo kỳ vọng của thị trường.”

Dữ liệu gần đây nhất từ báo cáo Cam kết của các nhà giao dịch hàng hoá tương lai (COT) của Uỷ ban Giao dịch Hàng hoá Tương lai cho thấy các nhà quản lý tiền đang dần đóng lệnh long position mà họ đã duy trì trong giai đoạn đầu cơ đi lên khi cắt giảm lãi suất gần đây. Ta có thể coi đây là một chỉ báo cho xu hướng giảm giá. Mặt khác, các nhà quản lý tiền đang phần nào lưỡng lự trước khi đặt lệnh short position.

Vị thế Long (mua ròng) với các hợp đồng tương lai của vàng trong danh mục của các Money Manager đã giảm 20.051 hợp đồng, xuống còn 134.333 hợp đồng. Nhưng các hợp đồng short chỉ tăng 639 hợp đồng, lên tổng số 45.874 hợp đồng. Vị thế mua ròng (net longs) đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tháng, ở mức 88.459 hợp đồng.

Trong khi đó, hoạt động mua tài sản trú ẩn an toàn do xung đột đang diễn ra ở Trung Đông và hoạt động mua vàng mạnh mẽ của ngân hàng trung ương đã hỗ trợ giá vàng, mặc dù các nhà quản lý quỹ lớn đang cố gắng dập tắt hy vọng lạc quan trên thị trường.

“Được ăn cả, ngã về không" có lẽ là cụm từ thích hợp để mô tả tâm lý thị trường khi nói đến vàng hiện tại.

Một chuyên viên phân tích hàng hoá của TD Securities chia sẻ với Kitco News rằng những nghi ngờ leo thang về thời điểm sớm cắt giảm lãi suất đã khiến họ rời bỏ vị thế long.

Thị trường lao động đang phát triển mạnh mẽ cho ta hình dung được việc áp lực lạm phát sẽ còn tiếp diễn. Cùng với chỉ số CPI cơ bản cao hơn nhiều so với mục tiêu 2%, thị trường kết luận rằng việc nới lỏng sớm của Fed sẽ không xảy ra.

Tuy nhiên, hy vọng lạc quan trên thị trường khó có thể bị dập tắt dễ dàng. Theo nhà phân tích từ TD, chỉ số giá sản xuất trong tháng 12 cho thấy xu hướng giá giảm, và điều này có thể tiếp thêm động lực cho các nhà đầu cơ giá lên.

Nhưng với giá sản xuất gần đây nhất đang ở mức thấp hơn kỳ vọng, thị trường một lần nữa lại tiếp tục mua vào, vì dự đoán chính sách hạn chế sẽ sớm kết thúc. Có thể sẽ có sự biến động dựa trên dữ liệu (data-driven volatility), khi vàng có xu hướng hướng tới mục tiêu Q2 là 2.200USD/oz.

Bức tranh toàn cảnh về giá vàng trong dài hạn

Thị trường đang tập trung vào những gì Powell và các quan chức Fed khác đã phát biểu. Chúng ta cần diễn giải ý kiến của họ như thế nào?

Ta cần phải hiểu quỹ đạo rộng hơn của nền kinh tế, khi chúng ta xem xét giá vàng có thể đi về đâu trong dài hạn.

Trên thực tế, nền kinh tế phụ thuộc các chính sách nới lỏng tiền tệ (easy money). Đây là lý do tại sao thị trường đang kỳ vọng lãi suất giảm. Ngay cả khi mọi người không thể hiện rõ ràng kỳ vọng đó, chúng ta đều biết một nền kinh tế ngập trong nợ nần sẽ khó có thể duy trì môi trường lãi suất cao.

Chúng ta đã thấy tác động tiêu cực của tỷ lệ doanh nghiệp phá sản đang ở mức cao hơn so với thời kỳ đại dịch. Trong khi đó, người tiêu dùng và chính phủ liên bang đang gặp đòn bảy nợ.

Ngoài ra, có lẽ thị trường đã có nhận định đúng về việc cắt giảm lãi suất. Fed có thể sẽ cắt giảm lãi suất trong thời gian tới cho dù “thần đèn” lạm phát có quay trở lại hay không. (Và chắc chắn là thần đèn sẽ không xuất hiện lần này.)

Nhưng thị trường cũng đã đưa ra nhận định đúng từ lý do sai lầm.

Câu chuyện mà mọi người đang đều hiểu ở đây là Fed về cơ bản đã giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lạm phát mà không phá hủy nền kinh tế. Ngân hàng trung ương giờ đây có thể trả lại số tiền dễ dàng mà nền kinh tế phụ thuộc vào, giúp chúng ta “hạ cánh mềm”.

Tuy nhiên, khả năng cao là Fed sẽ buộc phải cắt giảm lãi suất sâu hơn và nhanh hơn dự kiến, do lo ngại về một số loại khủng hoảng trong nền kinh tế gây ra bởi lãi suất cao hơn.

Lãi suất vẫn ở mức tương tự như năm 2006. Sau hơn một thập kỷ lãi suất duy trì ở mức 0% và hàng nghìn tỷ USD được tạo ra, các khoản nợ và đầu tư sai lầm vào nền kinh tế hiện nay thậm chí còn nhiều hơn trước. Nếu lãi suất tăng phá vỡ nền kinh tế và dẫn đến cuộc Đại suy thoái, thì điều gì khiến mọi người nghĩ rằng lần này mọi thứ sẽ khác? Tại sao chúng ta lại mong đợi một cuộc "hạ cánh nhẹ nhàng” trong lần này?

Nếu (khi) nền kinh tế sụp đổ và xảy ra một loại khủng hoảng tài chính nào đó, Fed sẽ cắt giảm lãi suất về 0, tái khởi động việc nới lỏng định lượng. Nói cách khác, thị trường sẽ lại tạo ra lạm phát. Đó là “tuyệt chiêu" mà Fed biết. Lịch sử cho chúng ta thấy Fed sẽ không kiềm chế được lạm phát trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế.

Nhìn chung, bất kỳ tuyên bố chiến thắng lạm phát nào ở thời điểm hiện tại có thể hiểu là sự đầu hàng. Điều quan trọng là chúng ta phải thừa nhận bất kỳ chiến thắng nào trước lạm phát đều có nghĩa là ngân hàng trung ương đang quay trở lại chính sách lạm phát. Trên thực tế, việc chấm dứt tăng lãi suất, cắt giảm lãi suất tiếp theo và nới lỏng chính sách tiền tệ cuối cùng sẽ dẫn đến lạm phát giá cả nhiều hơn.

Nói cách khác, ngay khi Fed tuyên bố chiến thắng, lạm phát sẽ thắng. Mặc dù ta có thể sẽ thấy sự biến động về giá và một số áp lực giảm giá vàng khi thị trường tiếp thu mọi điểm dữ liệu và cố gắng đọc suy nghĩ của Fed, nhưng điều quan trọng mà các nhà đầu tư cần lưu tâm đó là bức tranh toàn cảnh hiện tại.

Seeking Alpha

Broker listing

Thư mục bài viết

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ