Nhu cầu dầu thế giới liệu đã lập đỉnh?

Nhu cầu dầu thế giới liệu đã lập đỉnh?

10:18 03/10/2022

Sau hơn một thế kỷ gần như liên tục tăng trưởng, nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới đang chạm đến mức cao kỷ lục nhưng cũng sẽ sớm suy giảm

Đối mặt với sự khan hiếm nhiên liệu
Sản lượng nhiên liệu lỏng dự kiến ​​sẽ không thể vượt qua mức đỉnh 102.2 triệu thùng/ngày trong năm nay hoặc năm sau.


Từ năm 1919, nhà địa chất trưởng của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ đã viết rằng sản lượng trong nước - khi đó đang ở mức khoảng 960,000 thùng/ngày, khoảng 6% mức sản lượng hiện nay - sẽ bắt đầu giảm trong vòng từ 2 đến 5 năm. Vào những năm 2000, số lượng dầu mỏ hạn chế đã dẫn đến những lo ngại về việc cạn kiệt nguồn cung dầu, trước khi cuộc cách mạng đá phiến tạo ra một bước nhảy vọt bất ngờ trong sản xuất. BP Plc đã dự đoán rằng mức tiêu thụ hydrocacbon lỏng trong năm 2020 sẽ ở mức cao nhất trong 15 năm, khoảng 97.9 triệu thùng/ngày - mức đã đạt được vào năm 2019, trước khi tăng dự báo lên mức cao nhất vào năm 2025 và 2030.

Trong khi đó, nhu cầu dầu tiếp tục tăng lên do việc cung cấp năng lượng cho các chuyến bay là không thể thiếu, thúc đẩy tăng trưởng thu nhập và phát triển toàn cầu. Tuy nhiên, nguồn dự trữ dầu thô đang cạn kiệt, và Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Jerome Powell đã phát đi thông điệp rằng sẽ có một số đau đớn xảy ra trong cuộc chiến chống lạm phát.

Hãy xem những gì đang xảy ra trên thị trường tài chính ngay bây giờ. Cổ phiếu đã giảm mạnh và lợi suất trái phiếu tăng mạnh sau khi Fed tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp và Powell cho biết sẽ tiếp tục hành động quyết liệt để đưa lạm phát trở về đúng mục tiêu ban đầu bất chấp viễn cảnh suy thoái kinh tế. USD tăng vọt đã đạp GBP xuống mức thấp kỷ lục, trong khi JPY và EUR giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ qua. Một nhà phân tích trong tuần này cho rằng hiện có 98% khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu.

Những niềm hy vọng
Trong hầu hết các kịch bản của các nhà phân tích về nhu cầu dầu dài hạn, sản lượng dầu tiêu thụ hiện nay đang ở mức khoảng vài triệu thùng/ngày so với đỉnh.

Tiếp theo hãy theo dõi xem sản lượng dầu hiện nay còn cách mức đỉnh khoảng bao nhiêu. Mỗi nhà dự báo có một ước tính khác nhau cho con số này, nhưng ước tính trung bình của 12 người dự kiến sản lượng dầu trong tương lai sẽ mức tối đa khoảng 103.2 triệu thùng nhiên liệu lỏng mỗi ngày - điều mà hầu hết mọi người dự đoán xảy ra vào năm 2025 và 2035. Ước tính này chỉ cao hơn chút so với mức 101.6 triệu/thùng mà Cơ quan Năng lượng Quốc tế và Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ dự kiến ​​sẽ đạt được vào cuối năm nay. Trong khi trước đây, lượng tiêu thụ mỗi năm tăng hơn 1 triệu thùng/ngày.

Nếu một cuộc suy thoái toàn cầu xảy ra thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến triển vọng đó? Lượng tiêu thụ dầu đã giảm hơn 2% từ mức cao nhất xuống mức đáy sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, và mất 3 năm để phục hồi về mức ban đầu. Mức giảm gần 10% trong đại dịch Covid-19 và năm 1980 do hậu quả của đợt suy thoái dầu lần thứ hai, chiến tranh Iran-Iraq và chính sách thắt chặt tiền tệ để ngăn chặn lạm phát từ cựu chủ tịch Fed - Paul Volcker gây ra. Trong mỗi trường hợp, lượng tiêu thụ không chỉ bị sụt giảm tạm thời mà nhu cầu về dầu cũng bước vào xu thế giảm vĩnh viễn.

Thời kỳ tăng trưởng nhất và thời kỳ suy yếu nhất.
Sản lượng tiêu thụ dầu đã mất nhiều năm để phục hồi sau những cú sốc lớn về nhu cầu.

Một cuộc suy thoái toàn cầu trên quy mô mà thị trường cổ phiếu và trái phiếu hiện đang ước tính có thể dễ dàng đẩy mức tiêu thụ nhiên liệu lỏng trở lại dưới 100 triệu thùng cho đến giữa thập kỷ này. Điều này khiến hầu hết các nhà dự báo đều nhận thấy sự thay đổi dài hạn về nhân khẩu học, tăng trưởng kinh tế và công nghệ làm dầu mỏ suy giảm. Dầu thô chỉ chiếm khoảng 80 triệu thùng/ngày trên tổng nhu cầu về nhiên liệu chất lỏng, với phần lớn phần còn lại đến từ các sản phẩm có nguồn gốc từ khí đốt, thực vật và than đá.

Ước tính sản lượng dầu thô
Dầu thô chỉ chiếm khoảng 80% nhu cầu nhiên liệu lỏng toàn cầu


Sản lượng xăng là một điềm báo trước về những gì sắp xảy ra. Nhu cầu về nhiên liệu, sử dụng hơn một phần tư lượng dầu thô của thế giới, đã đạt đến đỉnh. BloombergNEF cho biết rằng lượng tiêu thụ nhiên liệu toàn cầu đã giảm khoảng 1.7 triệu thùng/ngày nhờ việc sử dụng ô tô điện. Tuy nhiên, phần lớn nguyên nhân là do các động cơ đốt trong cũ kỹ đang hút ít khí hơn. Xe ô tô mới của Mỹ có thể đi đoạn đường dài gấp đôi với mỗi gallon so với các dòng xe dưới thời Obama, trong đó xe tải hạng nhẹ và xe SUV tăng hiệu suất hơn 59%.

Biểu đồ về sự tăng trưởng về nhu cầu dầu và GDP
Mức độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ cho biết nhu cầu về dầu, và một cuộc suy thoái sẽ tác động xấu đến tiêu dùng.

Khi những chiếc xe cũ và kém hiệu quả hơn bị loại bỏ dần, số lượng phế liệu lớn và những cải tiến mới của nhà sản xuất xe điện đang làm giảm nhu cầu xăng dầu nhanh chóng. Không phải ngẫu nhiên mà các nhà máy lọc dầu lớn như Reliance Industries bỏ qua những phương tiện giao thông đường bộ và thay vào đó là cơ cấu lại các nhà máy để sản xuất nhiên liệu hàng không và hóa dầu.

Điều đó là không đủ để những người kỳ vọng về một tương lai tươi sáng cho nhu cầu dầu mỏ chỉ ra mối tương quan lịch sử giữ nhu cầu về dầu và tăng trưởng kinh tế, rồi cho rằng mô hình này sẽ lặp lại một lần nữa. Khác với ước tính của các nhà dự báo, công suất dự phòng của OPEC quá ít và mức đầu tư vào thượng nguồn không quá một nửa so với giá dầu thô vào thời gian gần đây ở mức 100 USD/thùng. Ngành công nghiệp dầu mỏ chịu trách nhiệm về nguồn cung nhưng sẽ không chi tiền để đảm bảo giá dầu sẽ tăng và nếu điều này không xảy ra, tiêu thụ dầu không có triển vọng tăng.

Dùng tiền để kiếm tiền
Chi tiêu vốn thượng nguồn của ngành dầu khí vẫn chưa phục hồi gần mức trước đại dịch

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ