Việc dự đoán xu hướng của đồng USD trong Q3 khá phức tạp do EUR chiếm tới 57.6% trọng số trong chỉ số DXY. Mặc dù EUR có thể phục hồi nhẹ trong Q3/2024, nhưng vẫn tồn đọng nhiều bất ổn. Đồng USD có thể sẽ giảm tiếp trong phần còn lại của quý nếu khả năng cắt giảm lãi suất lần đầu tiên của Fed trở nên rõ ràng hơn. USD/JPY cũng có triển vọng tương tự.
Giá dầu thô ghi nhận xu hướng đi ngang trong quý vừa qua, kéo dài từ cuối năm 2022. Khả năng bứt phá sẽ phụ thuộc nhiều vào việc nhu cầu có hồi phục mạnh mẽ để cân bằng với nguồn cung dồi dào và không ngừng tăng hay không, bởi vì hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu tích cực nào và rồi, triển vọng Q3/2024 sẽ ra sao?
Dữ liệu việc làm của Canada và Mỹ được công bố hôm nay có chút trái chiều nhưng USD/CAD gần như không có phản ứng đáng kể nào sau tin và chỉ tăng nhẹ khi đồng USD phục hồi sau đà bán tháo.
Giá vàng đã tăng vọt hơn 80 USD/ounce chỉ sau khoản một tuần khi loạt dữ liệu kinh tế ảm đạm từ Mỹ cho thấy áp lực lạm phát đang hạ nhiệt cùng với báo cáo NFP tháng 6 mặc dù ghi nhận số lượng việc làm mới khả quan, nhưng điểm nhấn đáng chú ý là tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng lên 4.1%.
USD/JPY giảm nhẹ và giao dịch quanh mức 160.65 trong phiên Á vào thứ Sáu, sau khi đảo chiều từ mức đỉnh 161.40. Cặp tiền này suy giảm do đồng USD yếu đi và nguy cơ can thiệp từ Nhật Bản. Thị trường đang đổ dồn sự chú ý sang báo cáo việc làm của Mỹ dự kiến công bố vào cuối ngày.
Biên bản cuộc họp RBA cho thấy rủi ro tăng đối với chỉ số CPI tháng 5. Đồng bạc xanh gặp khó khăn khi dữ liệu kinh tế Mỹ yếu hơn làm gia tăng kỳ vọng Fed sẽ sớm giảm lãi suất.
GBP/USD tăng nhẹ và dao động ngay trên mức 1.2700 trong phiên Á vào thứ Sáu sau khi các cuộc khảo sát cho thấy Đảng Lao động của Anh sẽ giành được số ghế áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử Anh. Kết quả này tạo tiền đề cho việc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cắt giảm lãi suất vào tháng 8 và có thể làm suy yếu đồng Bảng Anh.
Đồng USD giảm nhẹ sau khi biên bản họp FOMC thể hiện lập trường dovish hơn dự kiến. Đặt trong bối cảnh yên ắng của ngày lễ Quốc khánh Mỹ, thị trường có lẽ sẽ hướng sự chú ý nhiều hơn vào các diễn biến bên ngoài nền kinh tế này, đáng chú ý là bầu cử Anh, trước khi trở lại với báo cáo NFP ngày mai.
Vàng đã break-out mô hình "cốc tay cầm" kéo dài 13 năm vào tháng 3 và lịch sử sẽ ghi nhận điều này như một sự kiện vô cùng trọng đại, mở ra bước ngoặt mới cho kim loại quý bước vào chu kỳ tăng dài hạn. Dù vậy, vàng như vẫn đang thiếu một cú hích thực sự.
Cho đến nay, triển vọng tăng trưởng lạc quan, đặc biệt ngành công nghệ vẫn đang là những động lực chính cho S&P 500. Các nhà phân tích đang liên tục nâng giá mục tiêu cho cả nhóm "Magnificent Seven" và S&P 500 nói chung. Với những yếu tố tích cực này, S&P 500 hoàn toàn có thể đạt mốc 6,100 điểm vào cuối năm, thậm chí hơn.