Phân tích trạng thái JPMorgan 02.07.2024: Các nhà điều hành toàn cầu mua 47 tỷ USD phục vụ dự trữ ngoại hối, liên tục bán ra CNY

Phân tích trạng thái JPMorgan 02.07.2024: Các nhà điều hành toàn cầu mua 47 tỷ USD phục vụ dự trữ ngoại hối, liên tục bán ra CNY

Đức Nguyễn

Đức Nguyễn

FX Strategist

17:14 03/07/2024

Nhận định của JPMorgan FX Research New York.

JPMorgan ước tính các bên đã mua vào khoảng 47 tỷ USD trong quý I. Theo số liệu cơ cấu dự trữ ngoại hối chính thức của IMF (COFER), tỷ trọng dự trữ ngoại hối (quy USD) hầu như không đổi trong quý I. Điều chỉnh theo định giá (FX, lợi suất,...), JPMorgan ước tính nhu cầu USD trong quý I đạt tổng cộng 47 tỷ USD, tương đương mức tăng 0.8 sigma so với trung bình 10 năm. Dù đã cao hơn trung bình kể từ 2014, dòng tiền này thường sát với nhu cầu USD của các cơ quan chức năng khi quản lý dự trữ ngoại hối và sức mạnh theo trọng số thương mại của USD, tức các ngân hàng trung ương thường mua vào khi muốn tích trữ dự trữ ngoại hối nhưng khi USD suy yếu. Gần đây, dòng tiền này cũng bù lại cho 3 quý tỷ trọng USD trong dự trữ ngoại hối giảm, và có thể phản ánh việc tái cân bằng danh mục (tỷ trọng USD tăng 0.4% so với quý trước sau 3 quý giảm liên tiếp).


Nhu cầu USD cho dự trữ ngoại hối toàn cầu

Các ngân hàng trung ương tiếp tục bán ra mạnh CNY. Khi xét cả ảnh hưởng từ định giá, JPMorgan ước tính các nhà điều hành đã thanh lý khoảng 14.5 tỷ USD dự trữ CNY, tương đương mức giảm 1.4 sigma so với quý trước. Đáng chú ý hơn, đây là quý thứ 9 liên tiếp các nhà điều hành dự trữ bán ra CNY. Đây cũng đồng nghĩa với việc tỷ trọng CNY trong dự trữ ngoại hối toàn cầu đã giảm từ đỉnh 2.84% trong quý I/2022 xuống 2.29% trong quý IV/2023, và tiếp xuống 2.15% trong quý I/2024. Cũng khá rõ là hoạt động bán CNY không đến từ việc tái cân bằng danh mục, do CNY là đồng tiền duy nhất không được mua vào phục vụ dự trữ dù mất giá so với USD.


Nhu cầu USD thường lớn hơn khi USD suy yếu


Nhu cầu CNY từ các nhà điều hành đã âm trong 9 tháng liền


...khiến tỷ trọng CNY trong dự trữ ngoại hối toàn cầu liên tục giảm


Dù một phần nhu cầu từ ngân hàng trung ương có thể đến từ tái cân bằng do biến động tỷ giá, CNY có vẻ đang bị bán thẳng ra bởi các nhà điều hành

AUDJPY ghi nhận nhu cầu từ ngân hàng trung ương lớn nhất trong quý I. Với AUD, đây có vẻ là sự tiếp diễn của xu hướng đa dạng hóa danh mục. Xét cả ảnh hưởng từ định giá, các ngân hàng trung ương đã mua 10.3 tỷ USD tiền AUD (+1.8 sigma). Con số này lớn thứ 2 trong thập kỷ qua, và kéo dài đà tăng trong tỷ trọng AUD hậu Covid-19. Trong 2 năm qua, lục mua ròng AUD từ các nhà điều hành đạt khoảng 47.4 tỷ USD, cao hơn 2.1 sigma so với trung bình 10 năm, cao nhất trong số liệu COFER; với việc AUD hầu như đi ngang về mặt sức mạnh theo tỷ trọng thương mại, điều này phản ánh nhu cầu mang tính cấu trúc và/hoặc hoạt động đa dạng hóa sang AUD tiếp diễn.


AUD tiếp tục ghi nhận 1 quý với lực mua lớn từ ngân hàng trung ương, tiếp tục xu hướng gần đây...


...tiếp tục đẩy cao tỷ trọng AUD trong danh mục dự trữ ngoại hối

Còn về nhu cầu JPY, có vẻ đến từ định giá thấp và tái cân bằng danh mục. Nhu cầu JPY từ các nhà điều hành (xét cả ảnh hưởng từ định giá) đạt khoảng 46.9 tỷ USD, cũng cao hơn khoảng 1.7 sigma so với trung bình 10 năm. Đây là dòng tiền dự trữ lớn nhất tính theo doanh số hàng ngày. Nhìn xa hơn, nhu cầu JPY cho dự trữ đạt hơn 124 tỷ USD trong 4 quý gần nhất, nhiều nhất trong các đồng theo COFER (+2.3 sigma so với trung bình 10 năm). Nhìn vào hình 8, đây có vẻ một phần do định giá. Đặt cạnh AUD, với tỷ trọng dự trữ tăng, JPY lại đang ghi nhận tỷ trọng dự trữ không đổi và ở khoảng giữa biên độ 5 năm (5.7%).


JPY có dòng tiền lớn nhất trong số liệu của COFER, kể cả khi điều chỉnh theo thanh khoản/doanh số mua-bán

JPMorgan

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ