[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 12.05.2020
Nguyễn Phan Bảo Giang
FX G7 Director
Giữ vị thế Short EUR, bán rải khi tăng lên 1.09. Giữ vị thế Short GBP, gia tăng vị thế khi giá lên 1.2400/50. Đứng ngoài với JPY. Short NZD/USD. Gia tăng vị thế Short AUD/USD khi lên đến 0.6500/10.
EUR (Jeffrey Simmons)
Đồng USD phục hồi trên diện rộng so với các đồng khác ngày hôm qua, mặc dù EUR/USD nhìn chung vẫn duy trì trong biên độ giao dịch nhất định bởi thị trường vẫn đang chờ đợi một yếu tố thực sự làm thay đổi thế trận. Chú ý quan sát dữ kiện của khu vực Châu Âu và Mỹ trên cả hai mặt kinh tế cũng như tỷ lệ lây nhiễm và số ca tử vong, bởi đây là những thứ cực kỳ trọng yếu trong những tuần và những tháng tới đây. Chia rẽ ngay trong nội bộ khu vực Châu Âu, mà gần đây nhất là bởi phán quyết thách thức ECB của Tòa án hiến pháp Liên bang Đức, đang phủ bóng đen lên triển vọng của EUR. Mặc dù chúng tôi tin rằng mức đỉnh của tháng là mức cản mạnh cho vị thế Short của EUR, thì vùng này vẫn trong tầm kiểm soát cho đến lúc này, và quan điểm chúng tôi vẫn nghiêng về phía EUR giảm. Hành động giá ngày hôm qua cho thấy rằng mức giá 1.0876 mà EUR/USD từng bật lên vào cuối tuần trước có thể là mức cản hiệu quả cho nhịp chỉnh vào lúc này. Chúng tôi ưu tiên vị thế lõi Short EUR và giữ quan điểm bán rải khi giá tăng lên quanh 1.09. Vùng 1.0720/30 là mức hỗ trợ quan trọng vào lúc này.
GBP (Karim Mir)
Những quan ngại xung quanh khả năng xử lý khủng hoảng Covid-19 của chính phủ Anh, cùng lo lắng về đàm phán thương mại Brexit đã gây áp lực lên đồng Bảng Anh, tạo ra lực cung trên vùng 1.2400 đối với tỷ giá GBP/USD và kết quả là cặp tiền đã giảm mạnh hôm qua. Chúng tôi tiếp tục ủng hộ chiến lược Short GBP/USD, gia tăng vị thế nếu tỷ giá tăng trở lại vùng 1.2400/50 nhưng sẽ không kỳ vọng quá nhiều vào đà giảm sâu trong trung hạn, trừ khi các yếu tố cơ bản đưa cặp tiền phá qua vùng đáy 1.2250. Cần lưu ý rằng các dữ liệu kinh tế quan trọng của Anh sẽ được công bố ngày mai, bao gồm GDP quý 1 và GDP tháng 3.
CHF (Jeffrey Simmons)
Cặp tỷ giá EUR/CHF đang được giao dịch quanh ngưỡng 1.0515 vào phiên hôm qua và tính đến thời điểm viết bài, tỷ giá vẫn chưa có nhiều thay đổi báo hiệu một cú tăng giá. Chúng tôi hiện đang có thiên hướng Long EUR/CHF một cách cẩn trọng tại mức giá hiện tại với mức dừng lỗ có thể ở gần khu vực 1.05. Mặc dù chúng tôi nhận ra rằng các chiến thuật như trên có đặc điểm chung là mang lại mức lợi nhuận tương đối nhỏ, nhưng tôi vẫn có cảm giác rằng đây là chiến lược tốt nhất nếu muốn đi ngược ‘sóng’ ngay lúc này. Ngoài ra, Long EUR/CHF ở thời điểm này chỉ là tạm thời vì nó ngược hoàn toàn so với quan điểm về dài hạn, vì vậy dừng lỗ sớm khả năng cao sẽ xảy ra. Về mặt trung hạn chúng tôi kỳ vọng EUR/CHF giảm, nhưng tỷ giá khác như USD/CHF thì giữ quan điểm khá trung lập, bởi chúng tôi muốn nhấn mạnh là các cặp tiền liên quan còn lại như EUR/USD và EUR/CHF kỳ vọng được giao dịch ở ngưỡng thấp hơn hiện tại. Nếu như viễn cảnh đó xảy ra, kỳ vọng của chúng tôi là EUR/USD sẽ giảm mạnh hơn so với EUR/CHF, còn USD/CHF sẽ tăng lên các ngưỡng cao hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường FX đang diễn biến chậm như hiện tại, khả năng cao viễn cảnh trên chưa thể xảy ra được.
JPY (Charlie Cass)
Một ngày tăng giá đáng kể của USDJPY hôm qua và đánh giá trên những gì đã diễn ra, chúng tôi không bao giờ xem xét lại một khi đà giảm của 6 tuần đã bị phá vỡ, và mặc dù chúng tôi thấy dòng tiền mua bán của thị trường Nhật không nhiều, thì thực tế là Nhật Bản đã quay trở lại làm việc sau Tuần lễ Vàng để kích hoạt bán JPY nhằm thoát khỏi các trạng thái Long đang chịu áp lực lớn khi mà các cặp tỷ giá chéo so với JPY đều đã quay đầu tăng kể từ cuối tuần rồi. Một khối lượng lớn giao dịch mua USD/JPY được ghi nhận (mua bán ròng USD/JPY trên hệ thống EBS của CME Group là 1.8 tỷ USD) nhưng chi nhánh của chúng tôi tại Nhật lại không hề tham gia vào hoạt động này trong hôm qua, dù rằng hedge fund đã thực hiện bán JPY. Không chắc đây là khởi đầu của bất kỳ điều gì quá lớn trên thị trường giao dịch JPY ngoài câu chuyện đà tăng phấn khích của Yên có dấu hiệu quay đầu. Bức tranh nội tại của Nhật khá u ám, chúng tôi cho rằng các kế hoạch đầu tư có thể dịch chuyển qua hướng mua các trái phiếu phòng hộ, khi mà chi phí phòng hộ thấp, nhưng lý luận này chưa được chứng minh rõ ràng, trong khi dòng tiền hồi hương tiếp tục duy trì bên cạnh thị trường chứng khoán Mỹ vẫn rất khả quan. Chúng tôi đứng ngoài đối với JPY vào lúc này, chờ đợi thời cơ tốt hơn, trên mức 107.75. Vùng 108.10/20 là kháng cự quan trọng trong khi ngưỡng hỗ trợ gần là 107.00/10, và xa hơn là 106.75/80.
AUD, NZD (James Clark)
AUD/USD giảm nhẹ vào sáng nay xuống 0.6432 do Trung Quốc ban hành lệnh cấm đối với 4 công ty xuất khẩu thịt bò của Úc. Điều quan trọng ở đây không phải là ảnh hưởng kinh tế mà đây là tín hiệu cho thấy tình trạng xấu đi của mối quan hệ giữa 2 nước từ khi thủ tướng Úc lên tiếng ủng hộ cuộc điều tra quốc tế để truy tìm nguồn gốc của Covid-19. Điều này nhắc nhở chúng ta rằng mặc dù Úc và New Zealand đang ở tình trạng tốt hơn phần còn lại của thế giới vì đã phần nào kiểm soát được đại dịch, họ vẫn sẽ bị ảnh hưởng từ sự xung đột thương mại giữ Trung Quốc và phương Tây, thêm với rủi ro xung quanh mối quan hệ thương mại không tương xứng của chính họ với Trung Quốc.
Chúng ta sẽ được nghe bài phát biểu của RBNZ vào đêm nay và trong lúc này thì tâm lý bearish cho đồng tiền này đang khá phổ biến trong giới đầu cơ ngắn hạn. Nguyên nhân khá trực quan bởi RBNZ đang là người tích cực nhất nới lỏng định lượng nhất tròng số ngân hàng trung ương, Thống đốc ngân hàng – ông Orr gần đây đã phát biểu công khai về ý định tiền tệ hóa các khoản nợ quốc gia và rõ ràng đó là một mối đe dọa về một tương lai lãi suất âm trong tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai như hiện nay. Mức độ cam kết ở trong các quỹ phòng hộ hiện nay khá cao tuy nhiên dòng tiền từ các quỹ chúng tôi ghi nhận được vẫn đang ở mức âm lớn nhất kể từ đầu năm. Còn rất nhiều dư địa để short NZD cho các quỹ tiền thật – những người mà đã mua ròng NZD cùng với chúng tôi từ đầu năm, tuy nhiên tôi nghĩ rằng sẽ cần phải có một khả năng lớn hơn nữa về lãi suất âm để có thể thay đổi hành vi của họ vào lúc này. Các nhà kinh tế học của chúng tôi tin rằng RBNZ đã sẵn sàng để cắt giảm lãi suất thêm 15 điểm cơ bản về 0.1% và mở rộng chương trình LSAP (điều này sẽ khiến họ nằm trong top những quốc gia có gói nới lỏng định lượng lớn nhất tính theo % GDP) trong buổi họp tới. Việc thị trường phản ứng như thế nào về triển vọng lãi suất âm cùng với áp lực vận hành đang phải đối mặt từ các ngân hàng trong nước sẽ là nhân tố quyết định hướng đi của Kiwi trong những phiên giao dịch sắp tới. Các nhà đầu cơ giá xuống sẽ gặp rủi ro siết giá nếu thái độ hướng đến lãi suất âm của RBNZ không thực sự đáng tin, nhưng dù sao 15 điểm cơ bản cũng là một động thái rất bearish. Tôi ưu tiên short NZD/USD cho đến phiên họp sáng sớm mai của RBNZ. Ở một góc nhìn rộng hơn, SP500 đang tiến đến mốc 3000 và NZD/USD đang trông khá mệt mỏi khi đến vùng 0.61xx, do đó tôi khá thoải mái khi gia tăng thêm vị thế short trên AUD/USD khi cặp tiền này phục hồi lên đến mức 0.6500/10 với 2 đỉnh phía trên nằm tại 0.6570. Với NZD/USD, mức kháng cự quan trọng cần phải giữ được nằm tại 0.6180/8