[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 16/04/2020

[Phiên Giao Dịch Châu Âu] Chiến lược giao dịch của FX Trader JP Morgan London ngày 16/04/2020

16:39 16/04/2020

Mở trạng thái Short USDJPY. Short GBP dài nếu giá tăng lên 1.2625/50, và canh Sell on Rally EUR tại 1.0930/50.

EUR

Đồng USD tăng vọt trong vòng 24 giờ qua khi rủi ro quay trở lại thị trường. Tương quan nghịch giữa đồng USD và thị trường chứng khoán tiếp tục duy trì trong thời điểm này. Mặc dù các tin tức liên quan đến tình hình virus corona tại Châu Âu đang dần trở nên tích cực trong các tuần gần đây (nhất là Đức khi đang có kế hoạch nới các biện pháp giãn cách xã hội), nhưng với số liệu kinh tế Mỹ tồi tệ hơn dự báo, cùng với lo ngại mùa báo cáo kết quả kinh doanh không khả quan, thì cú phục hồi của thị trường chứng khoán trong tháng Tư này đang dần mất lực. Ngoài ra, dầu giảm quá sớm sau thỏa thuận cắt giảm sản lượng lịch sử là điều đáng lo và nó cho thấy mức độ thiếu hụt nhu cầu nghiêm trọng. Tôi nghiêng về hướng đánh giá thị trường rủi ro hơn trong thời gian tới, bởi cảm giác rằng cú hồi của chứng khoán đã hết lực khi mà bất kỳ đà tăng xa hơn dần trở nên khó khăn. Do đó quan điểm của tôi sẽ là mở trạng thái mua USD so với các đồng tiền thị trường mới nổi, đặc biệt là khi câu chuyện cốt lõi của các thị trường này không sáng sủa (như TRY và ZAR). Đối với EUR, như đã đề cập hôm qua thì vẫn là bán khi giá tăng. Trong ngày, mức 1.0930/50 là vùng bán, xa hơn là 1.0990/00. Nếu đúng như chúng tôi dự đoán, là chứng khoán giảm sâu và tâm lý rủi ro quay lại trong ngắn hạn, thì cặp EUR/USD có thể kiểm tra lại mức 1.0765/70.

CHF

Cặp EUR/CHF tiếp tục gặp áp lực giảm. Lực giảm là mạnh nhất trong phiên Châu Âu, dù chúng tôi đã đóng trạng thái tại vùng đáy và nhận thấy EUR/CHF bật tăng nhẹ vài giá trong hôm qua, giá vẫn đang giảm vào hôm nay. Lực bán mà chúng tôi nhìn thấy trong vài ngày qua đều từ quỹ tiền thật, và tôi nghi ngờ liệu thị trường đầu cơ có tham gia bắt đáy hay không, với điều cần lưu ý là mức 1.05 là vùng giá tâm lý mà SNB sẽ can thiệp để tỷ giá không phá vỡ mức này. Dù vậy nếu không có lực hồi nào thì hành động này cũng vô nghĩa, đặc biệt là khi các dòng chảy vốn thực tế vẫn kiên trì theo hướng bất lợi cho cặp tỷ giá. Tôi cho rằng EUR/CHF sẽ thiết lập vùng giao dịch mới, và điều này đang dần diễn ra. Dù thế, mối quan tâm của tôi là hành động giá. Nếu EUR/CHF được cho phép phá vỡ mức 1.05, nó thể thể làm hoảng sợ phe bán ròng CHF dài hạn. Khi mà dòng tiền thực vẫn đang tích cực mua vào CHF, hoàn toàn hợp lý rằng dòng tiền này sẽ tăng nhanh nếu giá giảm sâu hơn. Cuối cùng, nếu SNB vẫn ở phía bán CHF để can thiệp, thì bất kỳ mức giảm nào cũng chỉ là bước giá tạm thời hơn là xu hướng giảm mạnh, và thậm chí có thể suy luận là do phe mua CHF cố thủ. Có vẻ như biên độ giao dịch sau khi đã giảm 50-70 pips như hiện nay sẽ là vùng mới cho cặp tỷ giá này, và chúng ta đang ở gần mức chặn dưới. Nếu giá giảm về sâu hơn 1.05 thì đó là là lúc xu hướng mới hình thành, hơn là chỉ giao dịch trong biên độ giới hạn như đã thấy trong giai đoạn tháng Mười Hai và tháng Một năm nay.

GBP
Phiên giao dịch đầy cảm xúc hôm qua chứng kiến đà rơi rất mạnh của Cable khi giảm về 1.2439 (từ vùng 1.26), trước khi bật tăng trở lại mức 1.2575, và cuối cùng lại quay xuống mức 1.2475, cũng là mức mở cửa đầu phiên Âu. Điều này cũng thể hiện được ngày giao dịch đầy biến động của USD hôm qua, và cho thấy thanh khoản các đồng G10 tiếp tục khó khăn dù đã có sự cải thiện trong các ngày qua. Chúng tôi vẫn giữ trạng thái bán nhưng việc giao dịch hai đầu khá nhạy cảm khi thị trường trồi sụt khó lường trong ngày. Trung hạn, bán rải GBP khi giá lên 1.2625/50 là chiến lược của chúng tôi.

JPY

Phiên giao dịch nhìn chung trôi qua chậm rãi nhưng nhu cầu mua USD tiếp tục tăng đã giúp cặp USD/JPY quay lại chạm nhẹ mức 108, dòng chảy vốn hôm qua không rõ ràng, trong đó các quỹ tiền mặt của Nhật mua ròng JPY ở mức giá này trong khi các quỹ tiền mặt bên ngoài lại ở phe bán. Có báo cáo cho thấy ông Abe sẽ mở rộng tình trạng khẩn cấp quốc gia (hiện nay chỉ phong tỏa khoảng ½ đất nước tính theo GDP), nhưng điều này không làm ảnh hưởng gì đến tỷ giá. Trong khi đó, đây là tuần thứ 5 liên tiếp số liệu của Bộ Tài chính Nhật cho thấy hoạt động bán trái phiếu nước ngoài đi ngang hoặc bán ròng, mặc dù vậy điều này được cân bằng nhờ vào việc mua ròng chứng khoán nước ngoài. Tôi vẫn cho rằng JPY sẽ phá vỡ mô hình tăng giá của USD nếu rủi ro gia tăng khi mà dòng tiền chuyển về nước của các công ty Nhật Bản vẫn tiềm ẩn nguy cơ. Khó mà nắm bắt chính xác thời gian nào, nhưng tôi chọn bán rải đối với cặp tiền này. Mức 106.90/107.00 là vùng hỗ trợ tốt, xa hơn là 106.10/20, trong khi ngưỡng kháng cự gần đang là 108.10/20 và xa hơn là 108.50/60.

AUDNZDCAD

NZD dẫn dắt tâm lý thị trường trong đêm qua, giảm sâu khi Chủ tịch NHTW New Zealand nhắc lại khả năng lãi suất âm vẫn còn trong tầm suy xét. Thị trường gần như phớt lờ dữ liệu thị trường lao động của Úc, bởi thời điểm thực hiện báo cáo này không đánh giá được ảnh hưởng của virus. Tâm lý rủi ro căng thẳng hôm qua khiến tôi rút lại quan điểm rằng AUD có thể tăng cao hơn khi chứng khoán vẫn ổn định, khi mà các quỹ tiền mặt mở các vị thế phòng hộ rủi ro (hedging) trở lại bởi tâm lý rủi ro cao hơn trong ngày bất chấp việc chứng khoán không giảm mấy. NHTW Canada không có động thái gì đáng lưu ý hôm qua, trừ việc họ thông báo mua vào trái phiếu doanh nghiệp. Chúng tôi gần như không có trạng thái ở hiện tại, nhưng vẫn thiên về xu hướng CAD giảm so với các đồng khác.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ