Quang phổ kế BOE: Hướng dẫn nhận biết “Bồ câu” và “Diều hâu” (Dovish vs Hawkish)

Quang phổ kế BOE: Hướng dẫn nhận biết “Bồ câu” và “Diều hâu” (Dovish vs Hawkish)

18:34 21/01/2020

Quang phổ kế BOE: Hướng dẫn nhận biết “Bồ câu” và “Diều hâu”

(Giang Nguyen dịch và tổng hợp từ Bloomberg Intellienge)

1. Quan sát xu hướng để xác định bước đi tiếp theo của BOE

Chính sách tài khóa cuối cùng của ông Mark Carney trên cương vị Thống đốc NHTW Anh (BOE) được đánh giá là bước đi cân bằng nhất trong toàn bộ nhiệm kỳ của ông này. Theo thang điểm đánh giá BOE được xây dựng bởi Bloomberg, chúng tôi đang dự báo rằng Hội đồng Chính sách Tiền tệ sẽ chia rẽ theo hai quan điểm, giữa việc giữ nguyên lãi suất ở mức hiện tại là 0.75% với việc cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản sau những nhận định “bồ câu” gần đây của các thành viên Hội đồng. Thị trường tài chính đang phản ánh xác suất hơn 70% có một lần hạ lãi suất vào ngày 30/1 tới đây. Quyết định này còn phụ thuộc rất lốn vào dữ liệu PMI công bố ngày 24/1 sắp tới. Nếu dữ liệu cho thấy sự phục hồi, như chúng tôi kỳ vọng, khả năng lớn BOE sẽ giữ nguyên lãi suất

2. Quang phổ kế đang cho thấy sự chia rẽ ngày càng lớn bên trong BOE

NHTW Anh đang trải qua giai đoạn khó khăn. Các thành viên cho thấy sự chia rẽ quan điểm thông qua phản ứng của họ trước những bất ổn, khi mà lãi suất đang ở ngưỡng thấp. Michael Saunders và Jonathan Haskel từ tháng Mười Một vừa qua đã kêu gọi cắt giảm lãi suất. Có thể sẽ có thêm vài người khác trong tổng số 9 thành viên Hội đồng chia sẻ quan điểm này với họ. Gertjan Vlieghe cho rằng ông cần phải thấy được sự cải thiện của dữ liệu thì mới có thể ngừng bỏ phiếu tán đồng việc hạ lãi suất vào cuối tháng này. Silvana Tenreyro thì phát biểu rằng bà có thể quay lại xem xét việc cắt giảm lãi suất trong các tháng tiếp theo. Bốn thành viên khác chưa đưa ra bình luận gì gần đây, mặc dù Dace Ramsden cản báo vào năm trước rằng ông không ủng hộ việc cắt giảm.

Thang đo lường xếp hạng các thành viên theo quang phổ từ -2 (“bồ câu”) cho tới +2 (“diều hâu). Thành viên ở mức điểm 0 nghĩa là trung lập (neutral). Các phát biểu gần đây góp phần đánh giá thêm cho tcác thành viên, chúng tôi cũng đồng thời kết hợp với ghi nhận bỏ phiếu chính sách của các thành viên trong tám phiên họp gần nhất.

3. Ông Jonathan Haskel và lá phiếu ủng hộ giảm lãi suất

Ông Haskel là một trong những thành viên ủng hộ giảm lãi suất nhất. Ông gần như chắc chắn sẽ bỏ phiếu ủng hộ một lần cắt giảm cho tháng Một này, vốn đã được nhen nhóm ý định giảm 25 điểm cơ bản của lãi suất từ tháng Mười Một năm ngoái. Luận điểm của ông cho rằng cần phải hành động càng sớm càng tốt trong bối cảnh Rủi ro bất cân xứng. Điều này nghĩa là càng nhiều các gói kích thích kinh tế thì càng dễ sửa sai hơn là có quá ít các gói được tung ra. “Tôi ước rằng có thể giảm bớt được xác suất nền kinh tế mắc kẹt ở vùng tăng trưởng thấp, bởi có thể sẽ rất khó để thoát ra khỏi tình trạng đó nhất là với chính sách tiền tệ không đủ lực kích cầu”, ông cho hay. Điều này có thể là mấu chốt tranh luận giữa các thành viên.

Điều ông quan tâm chính là tình trạng tăng trưởng năng suất trì trệ, mà ông cho rằng thực tế không xấu như thống kê đưa ra. Việc này có nghĩa rằng nền kinh tế có thể tăng trưởng nhanh hơn dù cho lạm phát không bị thổi bùng lên.

4. Saunders – Thành viên với quan điểm “diều hâu” nhất đã chuyển sang phe “bồ câu”

Ông Michael Saunders đã chuyển hướng ủng hộ chính sách nới lỏng kể từ tháng Mười Một rồi, dù cho ông từng là người đi đầu trong hai lần tăng lãi suất trước đây. Ông này cho rằng kinh tế Anh cần được bơm cho một gói kích thích để tránh được khoảng thời gian lạm phát dưới mục tiêu kéo dài. Nhà hoạch định chính sách chỉ ra rằng trong khi sự bất ổn định chính trị đã giảm dần kể từ sau cuộc bầu cử cuối năm ngoái, rủi ro Brexit mang lại vẫn hiện diện trong 2020 khi UK đàm phán mối quan hệ trong tương lai với EU.

Saunders là nhà hoạt động chính sách kinh tế năng nổ và đã nhấn mạnh tình trạng bất ổn không nên là “công thức cho chính sách trơ”, ngay cả khi nếu nó chuyển hướng khi tầm nhìn thay đổi. Dù có vẻ như đã chuyển sang quan điểm “bồ câu” nhưng cũng cần ghi nhớ rằng trong suốt hai năm đầu nhiệm kỳ, cứ trong 3 phiên họp thì có một lần ông này ưu ái định hướng thắt chặt tiền tệ.

5. Vlieghe chọn góc nhìn nới lỏng dựa trên rủi ro nội địa

Gertjan Vlieghe cng là là một nhà hoạt động chính sách tiền tệ đầy năng nổ và đang ngày càng có xu hướng nghiêng về việc nới lỏng. Ông từng phát biểu rằng sẽ bỏ phiếu cho việc cắt giảm lãi suất trong tháng này nếu không có dấu hiệu nào cho thấy kinh tế đã cải thiện kể từ kỳ bầu cử vào ngày 12/12 vừa rồi. “Cá nhân tôi cho rằng đó là kết quả sít sao, cho nên cũng không có quá nhiều dữ liệu để thay đổi từ hướng này sang hướng khác”. Ông tính toán Brexit đã hao tốn khoảng 2% GBP nước Anh tính từ thàng Sáu 2016. Nhà hoạch định chính sách từng phát biểu nước Anh cần tăng 25 cho đến 50 điểm phần trăm lãi suất một năm trong khoảng thời gian ba năm vừa qua để tiến gần đến mức lãi suất trung tính.

Vlieghe cũng từng sử dụng thang đo lường “từ thắt chặt sang nới lỏng định lượng” trong quá khứ, khi ông còn là một nhà kinh tế học của lĩnh vực kinh tế tư nhân. Ông cho rằng sẽ một thành viên có thể theo xu hướng nới lỏng ở thời điểm này, và sau đó chuyển sang thắt chặt kinh tế ở khoảng thời gian khác.

6. Silvana Tenryro ám chỉ ý định sẵn sang cắt giảm lãi suất

Bà Silvana Tenreyro theo chủ trương cắt giảm lãi suất nhưng không gay gắt như ông Gertjan Vlieghe, cho rằng bà sẽ cân nhắc thêm một lần hạ lãi suất trong các tháng sắp tới. “Nếu sự bất ổn định bao trùm thỏa thuận thương mại tương lai hoặc tăng trưởng kinh tế toàn cầu đình trệ tiếp tục tác động lên nhu cầu tiêu dùng của nước Anh, thiên hướng của tôi sẽ là một phiếu bầu cắt giảm lãi suất trong tương lai gần,” Tenreyro phát biểu. Cho tới hiện tại, bà đã bỏ phiếu giống với đạ số các thành viên khác của Hội đồng Chính sách Tiền tệ theo hướng giữ nguyên lãi suất ở mức 0.75%.

Trong trường hợp diễn biến thị trường thay đổi khác đi, khả năng bà sẽ thiên về hướng tương đối “bồ câu”, nghĩa là nới lỏng định lượng, ưu ái việc cắt giảm lãi suất nhưng không bao giờ ủng hộ quan điểm tăng lãi suất.

7. Ông Cunliffe cảnh báo về tình trạng kinh tế suy thoái nghiêm trọng

Phó Thống đốc Jon Cunliffe là thành viên kín tiếng nhất của Hội đồng. Ông đã từng cảnh báo trước đây rằn Bank of England có thể đang đánh giá thấp nguồn cung của thị trường lao động. Ông từng tiết lộ rằng phần lớn các lá phiếu của ông là dựa vào giá cả thị trường nội địa phát triển như thế nào, và trong khi tăng trưởng tiền lương đang tăng nhanh, ông cảm thấy nước Anh dường như “chứng kiến bình minh giả trước đó”.

Tuy nhiên, ông Cunliffe, người chịu trách nhiệm với sự ổn định của nền tài chính, đã cảnh báo rằng dài đoạn lãi suất thấp đầy rủi ro kéo dài sẽ khiến nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng hơn.

8. Thống đốc Ngân hàng Anh Carney thừa nhận về cuộc tranh luận gói kích thích tiền tệ mới

Thống đốc Ngân hàng, ông Mark Carney, tiếp tục giữ vai trò trung tâm của Hội đồng mặc cho việc thừa nhận rằng NHTW đang tranh cãi về sự giá trị của hành động và có rất nhiều nguồn lực khác nếu cần thiết. “Tốc độ của sự trở lại của niềm tin tiêu dùng chính là bản lề. Hoàn toàn là thỏa đáng khi thấy rằng một cuộc tranh luận bên trong Hội đồng đang diễn ra về sự thỏa đáng của chính sách nới lỏng trong tương lai gần nhằm củng cố kỳ vọng phục hồi tăng trưởng và lạm phát của nước Anh”, ông Carney cho hay. Trước đây ông từng nhận xét rằng BOE sẽ cắt giảm lãi suất cho đến khi “chỉ cách mức 0% chút ít” nếu nền kinh tế rơi vào tình trạng bắt buộc, nhưng sẽ không để lãi suất giảm về dưới 0%.

Là Thống đốc, ông là một trong những thành viên chủ chốt cần phải quan sát và nắm giữ nhiều quyền lực hơn các thành viên còn lại. Ông nắm giữ lá phiếu quyết định nếu Hội đồng gặp tình huống lá phiếu cân bằng nhau. Tháng Một này sẽ là kỳ họp cuối cùng của Carney khi tại vị trước khi ông nhường chức vào tháng Ba tới cho người kế nhiệm là Andrew Bailey.

9. Đừng kỳ vọng vào thành viên kỳ cự của NHTW thay đổi quan đểm

Ông Ben Broadbent là thành viên đồng thuận khi dường như sẽ bỏ phiếu giốn với số đông thành viên Hội đồng trong tháng Một này. Ông cho rằng dù tăng trưởng năng suất lao động yếu đi và sự cải thiện mang tính cấu trúc của thị trường lao động dần chuyển dịch vào vùng trũng của đường con Phillips, độ dốc vẫn đang tồn tại. Nghĩa là một thị trường lao động chặt chẽ hơn sẽ dần dẫn đến tăng trưởng tiền lương nhanh hơn. Broadbent cũng chỉ ra rằng tình trạng bất ổn liên quan vấn đề Brexit đã kiềm hãm tăng trưởng giá nhà đất.

Broadbent là thành viên kỳ cựu của Hội đồng Chính sách Tiền tệ và phong cách giao tiếp của ông theo hướng học thuật. Ông này chưa bao giờ có ý kiến khác biệt kể từ khi tham gia Hội đồng từ tháng Sáu năm 2011.

10. Phó Thống đốc NHTW Anh Dave Ramsden cảnh báo về việc chống lại quan điểm nới lỏng

Phó Thống đốc, ông Dave Ramsden cảnh báo vào tháng Mười vừa rồi rằng ít có khả năng cho tình huống theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ. Ông chỉ ra rằng bất ổn kéo dài xoay quanh Brexit đã kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế đi xuống, nghĩa là tăng trưởng tiền lương thấp hơn là cần thiết để thúc đẩy lạm phát. Dù vậy, cũng đáng để ghi nhớ rằng ông này có quá khứ ủng hộ chính sách nới lỏng. Ramsden từng phản đối lần tăng lãi suất đầu tiên của thập kỷ diễn ra năm 2017. Ông đã cảnh báo tình trạng nền kinh tế Anh đang giống như chiếc đĩa lót tách, khi mà Brexit tạo ra sự bất ổn nhấn chìm nhu cầu tiêu dùng trong thời gian dài hơn dự kiến của NHTW.

Ramsden đem đến các phiên họp của Hội đồng sự kinh nghiệm lâu năm của mình, mà tại đó ông đóng vai trò là quan sát viên cho Bộ Tài chính. Ông cũng từng xuất hiện trong lần tăng lãi suất của hơn một thập kỷ trước đây vào tháng Bảy năm 2007.

11. Chuyên gia kinh tế hàng đầu của NHTW Anh với các quan điểm kỳ lạ hơn là “diều hâu”

Chuyên gia kinh tế hàng đầu của NHTW Anh, ông Andy Haldane, phát biểu rằng tăng lãi suất nên được xem là điều tốt. Ông tin rằng khoảng cách đầu ra đang được thu hẹp. Dù vậy, ông lại có quan điểm giữ nguyên lãi suất thời điểm hiện tại khi cho rằng, “con đường phía trước của nền kinh tế có khả năng chia thành nhiều hướng, nên cần giữ nguyên lãi suất cho đến khi phía cuối con đường trở nên rõ rang hơn.” Ông cũng cảnh báo việc không ủng hộ nới lỏng tiền tệ cho đến khi đối mặt với cuộc suy thoái nghiêm trọng.

Haldane hiếm khi là trung tâm ý kiến choHội đồng, với các góc nhìn trái chiều với quan điểm chung của toàn Hội đồng. Từng được xem như người thuần túy theo xu hướng nới lỏng tiền tệ, ông lại ủng hộ việc thắt chặt tiền tệ vào tháng Sau 2018. Đó là lần thay đổi quan điểm đầu tiên của một nhà kinh tế học hàng đầu của NHTW trong bảy năm qua.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ