Số doanh nghiệp phá sản ngày càng tăng bất chấp hàng nghìn tỷ dollar đang được bơm vào nền kinh tế

Số doanh nghiệp phá sản ngày càng tăng bất chấp hàng nghìn tỷ dollar đang được bơm vào nền kinh tế

12:50 30/08/2020

Những lệnh phong tỏa sai lầm đã phá hủy nền kinh tế thế giới và tác động của nó có thể kéo dài trong nhiều năm

Sự sai lầm của lập luận “đánh đổi giữa tính mạng và nền kinh tế” đang ngày một rõ ràng khi chúng ta chứng kiến các quốc gia như Đài Loan, Hàn Quốc , Áo, Thụy Điển hay Hà Lan đã có thể bảo toàn cơ sở kinh doanh lẫn nền kinh tế, trong khi đó vẫn kiểm soát dịch bệnh tốt hơn nhiều so với những quốc gia bị phong tỏa nghiêm ngặt.

Một trong những sự thật đáng báo động nhất về cuộc khủng hoảng này đó là tốc độ phá sản đang gia tăng. Bất chấp việc bơm thanh khoản 11 nghìn tỷ dollar và viện trợ của chính phủ vào năm 2020, cổ phiếu và trái phiếu ở mức cao nhất mọi thời đại và lợi suất của chính phủ cũng như doanh nghiệp ở mức thấp nhất mọi thời đại, các công ty đang phá sản với tốc độ nhanh nhất kể từ cuộc Đại suy thoái. Tại sao? Bởi vì cuộc khủng hoảng về khả năng thanh toán dài hạn không thể được “ngụy trang” bởi thanh khoản.

Hàng nghìn tỷ USD thanh khoản đang mang lại cho các nhà đầu tư và chính phủ một cảm giác an toàn “giả dối” vì lợi suất thấp và định giá cao, nhưng đó là một ảo ảnh được thúc đẩy bởi các giao dịch mua của ngân hàng trung ương và nó  không thể che giấu việc các công ty gặp vấn đề về khả năng thanh toán dài hạn. Điều này rất quan trọng vì tỷ lệ phá sản tăng vọt và sự gia tăng của các công ty xác sống đồng nghĩa với việc ít việc làm hơn, ít đầu tư hơn và tăng trưởng thấp hơn trong tương lai.

Thanh khoản chỉ giúp che giấu rủi ro, chứ không giải quyết được các vấn đề về khả năng thanh toán do dòng tiền suy giảm trong khi chi phí leo thang.

Theo Financial Times, hồ sơ phá sản của các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ hiện đang tăng với tốc độ kỷ lục và dự báo sẽ vượt qua mức thiết lập trong cuộc khủng hoảng tài chính trong năm 2009. Tính đến ngày 17 tháng 8 , hơn 45 công ty , mỗi công ty với trị giá tài sản hơn 1 tỷ dollar đã nộp đơn phá sản. Ở Đức, khoảng 500,000 công ty được coi là mất khả năng thanh toán và đang sống dở chết dở vì một đạo luật “vỡ nợ” vô nghĩa, chỉ đơn giản kéo dài nỗi đau của những doanh nghiệp thực tế đã phá sản. Tại Tây Ban Nha, NHTW Tây Ban Nha cảnh báo rằng 25% tổng số công ty đang đứng trước bờ vực đóng cửa do mất khả năng thanh toán. Theo ước tính của Moody’s, hơn 10% doanh nghiệp ở các nền kinh tế hàng đầu đang rơi vào tình trạng căng thẳng tài chính nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp được coi là đã phá sản.

Làm thế nào điều này có thể xảy ra? Kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008, tất cả các hành động chính sách đều nhằm mục đích giữ cho lợi suất trái phiếu chính phủ ở mức thấp, giải quyết vấn đề chi tiêu và thâm hụt của chính phủ và việc bơm thanh khoản lớn đã mang lại lợi ích cho các công ty sử dụng tiền nhằm bảo vệ giá trị doanh nghiệp của họ thông qua mua lại cổ phiếu và các khoản nợ “giá rẻ”. Tuy nhiên việc đồng tiền mất giá cũng gây ra tình trạng đầu tư kém, phân bổ vốn thiếu hiệu quả và mức nợ cao đột biến. Các doanh nghiệp nhỏ không thể tận dụng được lợi ích từ các chương trình thanh khoản và thâm hụt khổng lồ, trong khi đó các doanh nghiệp lớn quá thoải mái với sự suy yếu nặng nề, tỷ suất lợi nhuận / vốn sử dụng kém và các tỷ số về khả năng thanh toán thảm hại so với một nền kinh tế tăng trưởng.

Các gói kích thích khổng lồ cùng với tiền quá rẻ đã gieo những mầm mống cho một cuộc khủng hoảng khả năng thanh toán, được kích hoạt bởi những quyết định vô trách nhiệm của môt số chính phủ trong việc đóng cửa nền kinh tế. Nếu bạn có một nền kinh tế với đòn bẩy cao nhưng năng suất và khả năng thanh toán thấp, việc đóng cửa nền kinh tế trong 2 tháng sẽ là tự sát. Và ảnh hưởng của nó sẽ kéo dài trong nhiều năm.

Cứu trợ các “doanh nghiệp xác sống” sẽ chỉ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, và các lệnh phong tỏa mới có thể gây nguy hiểm. Giải pháp cho vấn đề này là điều mà các chính phủ không muốn làm vì nó không gây ấn tượng mạnh rằng các chính trị gia đang giải cứu thế giới: Các biện pháp từ phía nguồn cung nhằm kích hoạt cơ chế tái cấp vốn, tái cấu trúc và cải thiện hiệu suất.

Càng nhiều chính sách trọng cầu, các kế hoạch kích thích vô nghĩa và việc bơm thêm thanh khoản chỉ khiến cho mọi việc tồi tệ hơn và đẩy nền kinh tế vào cuộc khủng hoảng lạm phát đình đốn (stagflation) đi kèm với cuộc khủng hoảng tài chính là những vụ phá sản gia tăng và định giá ngân hàng suy giảm do những khoản cho vay kém hiệu quả tăng vọt bất chấp hành động của ngân hàng trung ương.

Các chính phủ có thể đi theo lối mòn của Nhật Bản: Nhiều nợ hơn, nhiều gói kích thích hơn và chi tiêu khủng lồ từ chính phủ. Tuy nhiên, điều đó chỉ dẫn tới sự đình trệ và kéo sự mất cân bằng không thể nào che giấu nổi khi những sai lầm của Nhật Bản đang tiếp tục được thực hiện bởi Eurozone, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Chi tiêu chính phủ khổng lồ và thanh khoản lớn sẽ chỉ mang lại một nền kinh tế nợ nần, chậm phát triển và mức lương thực tế thấp.

Để chấm dứt vấn đề doanh nghiệp xác sống và rủi ro gia tăng của các gói cứu trợ, chúng ta cần một thị trường mở hơn hơn, ít những chính sách dư thừa và cơ chế tái cấu trúc linh hoạt hơn. Những thứ khác là dư thừa và sẽ chỉ mang lại sự trì trệ.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ