Lịch sử cho thấy Cục Dự trữ Liên bang sẽ phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ đủ để hạ nhiệt lạm phát mà không gây ra suy thoái Hoa Kỳ.
Số liệu CPI lõi được công bố ở mức 0.3%, thấp hơn so với dự báo 0.5%. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm giảm 9 bps. Phản ứng khá mạnh một phần vì thị trường đã chờ đợi cho một điều gì đó tồi tệ hơn. CPI thì vẫn đủ để thị trường củng cố đặt cược vào một bước tăng lãi suất 50 bps, nhưng đường cong đã trở nên dốc hơn. Các nhà giao dịch không còn kỳ vọng việc tăng lãi suất sẽ gây ra suy thoái và thay vào đó, lợi suất sẽ ổn định sau khi chu kỳ tăng lãi suất kết thúc.
Cảnh báo của Nhà Trắng rằng con số lạm phát của Hoa Kỳ hôm nay sẽ "tăng cao bất thường" có thể là một nỗ lực để điều hướng kỳ vọng của người tiêu dùng. Đối với các nhà giao dịch, một con số cao đã được “phản ánh” hết vào giá, nhưng việc không có bất kỳ dấu hiệu nào của lạm phát tạo đỉnh vẫn có thể khiến thị trường biến động.
Hôm 21/3, Chủ tịch Jerome Powell tuyên bố Fed sẽ hành động cứng rắn và mạnh tay hơn vì lạm phát hiện đang ở mức quá cao, có thể gây nguy hiểm cho đà hồi phục của nền kinh tế Mỹ.
Lạm phát tháng Hai tại Hoa Kỳ đã tăng vọt lên mức cao nhất trong vòng 40 năm qua, do chi phí xăng dầu, thực phẩm và nhà ở tăng. Tuy nhiên con số có thể tăng hơn nữa sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Đồng Dollar mạnh lên kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh Nga-Ukraine bất chấp lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm, cho thấy đồng tiền này được thúc đẩy bởi tâm lý lo ngại rủi ro hơn là triển vọng chính sách của Cục Dự trữ Liên bang. Chỉ số DXY tăng hơn 2% trong tuần đầu tiên của tháng 3 và đạt mức cao nhất kể từ tháng 5 năm 2020 trên 99.00.