USD/JPY giao dịch gần mức đỉnh 161.75 kể từ năm 1986 vào thứ Ba. Cuộc khảo sát của Reuters cho thấy BoJ có thể cắt giảm lượng mua trái phiếu hàng tháng, với tổng quy mô khoảng 100 tỷ USD trong năm đầu tiên. Đồng USD tăng do lợi suất TPCP cao hơn giữa kỳ vọng gia tăng về việc Fed cắt giảm lãi suất trong năm 2024.
Kỳ vọng gia tăng về việc Fed hạ lãi suất vào tháng 9 có thể hạn chế đà giảm của XAU/USD. Sự chú ý của thị trường đổ dồn vào bài phát biểu từ Chủ tịch Fed Powell để tìm kiếm động lực trước thềm công bố biên bản cuộc họp FOMC vào thứ Tư.
GBP/USD loay hoay quanh 1.2630 khi kỳ vọng BoE hạ lãi suất vào tháng 8 vẫn đang kìm hãm đà tăng của đồng Bảng Anh trong khi đồng USD hồi phục lên gần 106.00. Hơn nữa, các nhà giao dịch có lẽ đang chọn đứng ngoài thị trường trước thềm cuộc bầu cử Anh diễn ra vào thứ Năm.
AUD/USD suy giảm phiên thứ hai liên tiếp, nguyên nhân có thể là do chỉ số giá hàng hóa của RBA giảm 4.1% so với cùng kỳ vào tháng 6, sau khi được điều chỉnh tăng từ mức giảm 6.0% của tháng trước. Mức giảm của tháng 6 là mức giảm nhẹ nhất trong 16 tháng liên tiếp. Bên cạnh đó, lập trường của các quan chức trong biên bản họp của RBA cũng góp phần không nhỏ vào đà giảm của đồng Aussie.
Giá dầu đã giao dịch gần mức cao nhất trong hai tháng qua, vượt ra khỏi phạm vi giao dịch gần đây do căng thẳng leo thang ở Trung Đông và lo ngại về mùa bão nhiệt đới Đại Tây Dương bắt đầu sớm.
Sự tăng giá của đồng USD sau phán quyết quan trọng của Tòa án Tối cao cho thấy tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ của đồng tiền này trong trường hợp ông Donald Trump đắc cử Tổng thống lần thứ hai.
Giá dầu thô mở đầu tháng 7 với sắc xanh tích cực do kỳ vọng về nhu cầu mạnh mẽ trong mùa hè ở Bắc bán cầu và việc duy trì cắt giảm sản lượng tiếp tục củng cố thị trường sau một tháng tăng giá ấn tượng.
Giá vàng gặp khó khăn trong việc xác định xu hướng rõ ràng trong ngày thứ Hai do các dữ liệu trái chiều. Kỳ vọng tăng cao về việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 9 gây áp lực lên USD và hỗ trợ vàng.
PMI Sản xuất của Úc giảm tháng thứ năm liên tiếp xuống 47.2 trong tháng 6. Đồng USD suy yếu khi dữ liệu lạm phát gần đây làm tăng khả năng Fed hạ lãi suất vào năm 2024.
Năm ngoái, nền kinh tế bất ngờ tăng mạnh hơn nhờ động lực tài chính liên tục và nguồn cung lao động từ người nhập cư dồi dào, nhưng những số liệu gần đây đã đặt ra câu hỏi về việc liệu sự tăng trưởng này có tiếp tục hay không. Nỗi lo lạm phát trong quý đầu tiên đang giảm dần và thị trường ngày càng đặt ra nhiều câu hỏi về sự đánh đổi và giao thoa giữa lạm phát và tăng trưởng.
Số liệu lạm phát Mỹ không làm hạn chế đà tăng của USD/JPY vào thứ Sáu, khiến cặp tiền phải đối mặt với nguy cơ can thiệp từ chính phủ Nhật. Liệu các chỉ số kinh tế từ Nhật Bản có thúc đẩy được nhu cầu mua đồng Yên không?
Dưới sự dẫn dắt của Thống đốc Pan Gongsheng, PBoC đang tiến những bước vững chắc trong cải cách chính sách tiền tệ kéo dài nhiều thập kỷ. Những thay đổi này sẽ đưa PBoC tiệm cận hơn với cách thức hoạt động của các ngân hàng trung ương khác trên thế giới, chẳng hạn như Fed.