Việc thâm hụt ngân sách có tác động tức thời lên thị trường tiền tệ không phải là điều đáng lo ngại. Nếu xu hướng này tiếp diễn, mối bận tâm thực sự là sự trở lại của các bond vigilantes (các nhà đầu tư mong muốn lợi suất cao hơn đối với TPCP để bù đắp cho lạm phát tăng lên).
Lạm phát cao ở Úc làm dấy lên đồn đoán rằng RBA có thể tăng lãi suất một lần nữa vào tháng 8. Đồng USD được hỗ trợ do lợi suất TPCP Mỹ cao hơn trước thềm công bố lạm phát PCE lõi vào thứ Sáu.
Thị trường tiền điện tử đang sụt giảm trong vài tuần gần đây, trong đó các altcoin phải gánh chịu thiệt hại nặng nề. Xu hướng giảm này bắt đầu vào tháng 6, xóa sạch lợi nhuận đạt được trong đợt phục hồi ngắn ngủi vào tháng 5. Khẩu vị rủi ro suy yếu do lo ngại kinh tế vĩ mô đã khiến các nhà đầu tư rút lui, đẩy thị trường trở lại mức đã thấy trong đợt suy giảm tháng 4.
Lạm phát hạ nhiệt dự kiến sẽ mang lại cho phép Fed thực hiện đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên trong những tháng tới. Điều chưa rõ ràng là các quan chức Fed sẽ mạnh tay đến như thế nào và có bao nhiêu đợt cắt giảm sắp diễn ra?
HĐTL vàng tăng trở lại vào thứ Năm do sự lạc quan ngày càng lớn về báo cáo PCE sắp được công bố vào thứ Sáu. Văn phòng Phân tích Kinh tế Hoa Kỳ (BEA) dự kiến sẽ công bố chỉ số kinh tế quan trọng này, đo lường sự thay đổi giá cả hàng hóa và dịch vụ do người tiêu dùng Mỹ mua. Chỉ số PCE lõi, thước đo lạm phát được Fed ưa thích, đóng vai trò then chốt trong việc định hình các quyết định chính sách tiền tệ.
Nhiều người đang thắc mắc về việc khi nào Fed sẽ cắt giảm lãi suất, ít người lại sẵn sàng kỳ vọng vào những dự đoán không được đa số ủng hộ về hướng đi hợp lý cho lãi suất.
USD tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 11 giữa những đồn đoán rằng Fed sẽ đi ngược lại so với các NHTW khác bằng cách duy trì lãi suất cao, tạo động lực cho các nhà đầu tư toàn cầu đổ tiền vào Mỹ.
USD/JPY giảm nhẹ về gần mức 160.50 trong Á hôm nay, thu hẹp một phần đà tăng của ngày thứ Tư. Cặp tiền tệ này suy yếu bởi tâm lý né tránh rủi ro và sự can thiệp bằng ngôn từ của Nhật Bản, hỗ trợ đồng Yên. Sự chú ý của thị trường hiện nay đổ dồn vào khả năng can thiệp thị trường ngoại hối của chính phủ Nhật và dữ liệu kinh tế từ Mỹ.
Các nhà chức trách Nhật Bản đang phải đối mặt với một sự thật nghiệt ngã khi USDJPY nhanh chóng tăng qua các mốc quan trọng: Chỉ khi nào Fed nới lỏng chính sách thì USDJPY mới ngừng tăng - một điều mà Nhật Bản không thể kiểm soát.
AUD/USD đang duy trì biên độ giao dịch quanh mức 0.6650, khó tìm được động lực đáng kể trong bối cảnh thị trường châu Á e ngại rủi ro vào hôm nay. Đà tăng của đồng USD đã kìm hãm cặp tiền tệ này trong hôm qua. Mọi sự chú ý giờ đây đổ dồn vào dữ liệu kinh tế Mỹ cuối tuần này.
USDJPY hôm thứ 4 đã đạt mức đỉnh trong gần 38 năm, khiến nhà đầu tư dự đoán rằng chính quyền Nhật Bản có thể sẽ can thiệp để củng cố đồng tiền của nước này. Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ tăng.
Giá vàng tiếp tục giảm trong ngày thứ hai liên tiếp. Tính đến 5:30 chiều giờ ET (giờ miền Đông nước Mỹ), hợp đồng tương lai vàng đang được giao dịch tích cực nhất (hợp đồng đáo hạn vào tháng 8) giảm 22.30 USD (tương đương -0.96%) xuống mức 2,309.40 USD/oz.
USDJPY chạm đỉnh trong gần 38 năm vào thứ 4 khi chênh lệch lãi suất lớn giữa hai nền kinh tế Mỹ và Nhật Bản tiếp tục gây áp lực lên đồng Yên. Các nhà giao dịch cảnh giác trước việc Nhật Bản can thiệp tiền tệ