Lạm phát tại Mỹ tăng tốc nhiều hơn dự báo trong tháng 6, áp lực giá cả dai dẳng gây áp lực khiến Cục Dự trữ Liên bang tiếp tục một đợt tăng lãi suất mạnh tay vào cuối tháng này.
EUR/CHF và USD/CHF hình thành mô hình hai đỉnh khi chạm mức cao nhất vào giữa tháng 5 và tháng 6. Kể từ đó đến nay, EUR/CHF suy yếu nhưng USD/CHF thì đang tìm lại đỉnh cũ. Xu hướng giá sẽ còn có thể ảnh hưởng bởi phân kỳ chính sách giữa ECB và Fed.
Lạm phát lõi tháng Sáu được kỳ vọng đạt 0.6% MoM, nếu con số thực tế giảm xuống 0.5% hoặc thấp hơn sẽ cho thấy nền kinh tế đang chậm lại và lãi suất sẽ không còn tăng cao nữa. Ngược lại, số liệu thực tế cao hơn nhiều so với kỳ vọng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cổ phiếu.
USD có vẻ sắp chạm đỉnh. Đà tăng mạnh mẽ của đồng bạc xanh từ giữa năm 2021 tới nay chủ yếu được thúc đẩy bởi kỳ vọng của nhà đầu tư rằng việc Fed thắt chặt chính sách sẽ khiến nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào suy thoái.
USD/JPY giao dịch lên đỉnh mới hàng năm tại 137.75 khi USD tiếp tục mạnh mẽ. Dữ liệu CPI Hoa Kỳ sắp tới, được kỳ vọng tăng trong tháng thứ 10 liên tiếp, sẽ là động lực lớn thúc đẩy cặp tỷ giá tăng cao hơn.
Ngay cả khi báo cáo CPI của Mỹ vào thứ Tư có thể cho thấy khả năng lạm phát tăng nhanh hơn 9% thì dường như các nhà đầu tư vẫn coi trái phiếu Chính phủ Mỹ là một nơi trú ẩn an toàn.
Nomura nhận định nền kinh tế của Úc sẽ tiếp tục thu hẹp trong năm tới. Chính sách hawkish của Fed và chính sách Covid của Trung Quốc càng gây thêm nhiều bất lợi cho thị trường tiền tệ.
Biên chế phi nông nghiệp tăng thêm 372 nghìn việc làm trong tháng 6, khá gần với con số 384 nghìn (đã điều chỉnh) của tháng trước, vượt kỳ vọng 265 nghìn. Tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên ở mức 3.6%, đúng với kỳ vọng, và tăng trưởng lương tiếp tục ổn định.
Lợi suất TPCP Mỹ bật tăng ngay sau tin do kỳ vọng rằng thị trường lao động mạnh sẽ dẫn dắt Fed tăng lãi suất mạnh tay hơn. Dự đoán môi trường lãi suất cao hơn sẽ tạo áp lực đè nặng lên các tài sản rủi ro, điển hình là HĐTL chỉ số S&P500 đồng thời giảm mạnh 0.8% ngay sau khi ra tin