Câu thần chú “Đừng chống lại Fed”, cũng như các ngân hàng trung ương khác, sẽ được kiểm tra trong hôm nay. Đà bán tháo ở châu Á được dẫn đầu bởi thị trường chứng khoán Hồng Kông có thể sẽ là một lời cảnh báo cho khẩu vị rủi ro ở thị trường châu Âu.
Sự gia tăng gần đây của lợi suất thực đã làm dấy lên một số cuộc bàn tán về đà tăng tiềm năng của đồng Dollar, nhưng đồng tiền này cần Fed tỏ ra “hawkish” để làm nền tảng cho một xu hướng tăng bền vững.
Hãy cùng tin tưởng vào Powell. Đó dường như là thông điệp từ phiên giao dịch NY hôm thứ Ba. Chỉ số Nasdaq Composite đã giảm gần 4% vào đầu phiên và tất cả các chỉ số chứng khoán đều chìm trong màu đỏ cho đến khi Chủ tịch Fed nhắc lại rằng ngân hàng trung ương sẽ không thắt chặt chính sách trong thời gian tới. Cùng với đó, thị trường chứng khoán tiếp tục xóa sạch mức giảm trong ngày trong 2 giờ giao dịch cuối cùng.
Các nhà giao dịch đặt cược cho sự phục hồi sau đại dịch đang trở lại mang theo một giai điệu tích cực cho thị trường. Các ngân hàng trung ương vẫn chưa tỏ ra yên tâm. Đó là một khoảng cách ngày càng tăng mà các nhà hoạch định chính sách sẽ cần phải cân bằng. Nhưng quan điểm “dovish” của Powell có vẻ sẽ giữ nguyên trong ngày hôm nay – “làm ngơ” lạm phát và đón nhận lợi suất tăng cao như là một dấu hiệu của sự phục hồi.
Hàng hóa đang chiếm ưu thế so với lợi suất trong việc thiết lập xu hướng cho ngày giao dịch hôm nay. Giá dầu sụt giảm khi sản lượng phục hồi khiến các đồng tiền hàng hóa chững lại. Các kim loại cơ bản đang tăng rất mạnh, với giá đồng leo lên trên $8,700 trong khi lợi suất của Hoa Kỳ ổn định. Những điều này tạo ra một phiên giao dịch sớm khá trái chiều tại châu Âu.
Bong bóng, bong bóng, nhưng lại chẳng có rắc rối nào cả. Ít nhất là theo đánh giá của Fed về trạng thái bấp bênh của trường tài chính. Và BoJ đã bác bỏ những tác động phụ của chính sách nới lỏng tiền tệ khi tập trung hơn vào công việc theo đuổi phát. Nhìn vào sự giảm sút sản lượng dầu của Mỹ, cú sốc về giá có thể đến sớm hơn dự kiến.
Đồng đô la Mỹ tăng nhẹ so với hầu hết các đồng tiền chính, không chịu tác động quá tiêu cực từ dữ liệu lạm phát thấp và nhận xét "Dovish" từ Chủ tịch Fed Jerome Powell.
EUR/USD giao dịch trên mốc 1.2100, đạt mức cao nhất kể từ ngày 1 tháng 2, do đồng đô la Mỹ suy yếu rộng. Kỳ vọng tăng cao về kích thích tài khóa tại Hoa Kỳ làm lu mờ những rắc rối trong tiến trình phân phối vắc xin của EU. Thị trường đang chờ đợi CPI Mỹ và bài phát biểu của ông Powell tối nay.
Sự gia tăng không ngừng số ca nhiễm Covid ở Hoa Kỳ cùng với việc tái triển khai các biện pháp phong tỏa đã đè nặng lên sự phục hồi kinh tế của đất nước này. Vào thứ Tư, các nhà đầu tư sẽ sẽ có thêm thông tin về mức độ thiệt hại kinh tế khi dữ liệu giá tiêu dùng cho tháng 1 được công bố.
Triển vọng phục hồi lạc quan khiến thị trường trái phiếu lo lắng khi lợi suất tăng cao hơn, dẫn đầu bởi TPCP Ấn Độ trong sáng nay. Giá vàng chuẩn bị xuất hiện “Death Cross”, chuẩn bị ghi nhận mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ tháng 11. Đồng Dollar cũng như thị trường chứng khoán đang khá ổn định trước thềm bảng lương phi nông nghiệp NFP tối ngày hôm nay.
Khẩu hiệu “Làm bất cứ điều gì cần thiết” đã quay trở lại cùng với ECB - ngân hàng trung ương yêu thích của thị trường. Triển vọng về việc chủ tịch cũ của ECB, ông Draghi dẫn dắt Ý thoát khỏi tình trạng hỗn loạn chính trị đã gây ra biến động với TPCP Ý, với lợi suất giảm xuống dưới 60 bps. Nếu tất cả các bên đồng ý, động thái này có thể ép mức chênh lệch lợi suất BTP-Bund xuống dưới mức thấp nhất trong nhiều năm, từng được nhìn thấy lần cuối cùng vào giữa tháng 1.