Theo nhận định của chuyên gia, vấn đề quan trọng hiện nay vẫn xoay quanh giá trị đồng USD và mức độ thanh khoản của đồng tiền này trên thị trường toàn cầu. Vậy thì theo chuyên gia, DXY phải ở mức độ nào thì sẽ là hợp lý trong bối cảnh hiện nay?
Vào tháng 3, đã có những dấu hiệu cho thấy bong bóng tài sản cuối cùng đã xuất hiện. Tuy nhiên, phản ứng nhanh chóng của Fed với một loạt các biện pháp can thiệp tiền tệ mạnh tay đã ngăn không cho tình trạng tài sản bị "xẹp" đi và tiếp tục "bơm" thêm vào bong bóng này.
Những cuộc thảo luận và phân tích thị trường thường tập trung vào những yếu tố cơ bản không liên quan, hay ít nhất là không cung cấp bất cứ manh mối hữu ích nào về khả năng dịch chuyển của thị trường trong tương lai. Một ví dụ điển hình được gọi là “sự thiếu hụt USD toàn cầu”, thường được đưa ra để ủng hộ triển vọng tăng giá của đồng đô la Mỹ.
Vàng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng mạnh vượt trội so với các tài sản khác, đặc biệt là so với cổ phiếu đến cuối năm 2020. Hiện tại, phe “Bò” đang gặp khó khăn khi cố gắng vượt qua được mốc $1,800 nhưng không sớm thì muộn, mốc kháng cự này sẽ bị chinh phục.
Nhà kinh tế học Robert Shiller từng nói rằng giới đầu tư cần những câu chuyện thuyết phục để đưa tiền của họ chảy vào nền kinh tế và thị trường sẽ được dẫn dắt bởi những ‘câu chuyện’ đó. Vậy thì 3 yếu tố đang dẫn dắt thị trường tại thời điểm này là gì? Bài viết dưới đây có trích dẫn nhiều tham khảo từ Mark Haefele - giám đốc đầu tư tại Quỹ quản lý tài sản thế giới UBS.
Có những lý do để lo lắng về đồng bảng Anh như những căng thẳng giữa EU và Anh và những yếu tố ảnh hưởng tích cực tới các tài sản trú ẩn như đô la Mỹ như sự tăng vọt trong số ca nhiễm Covid-19, sẽ tiếp tục tạo áp lực lên tâm lý thị trường
Fed đã mở rộng bảng cân đối kế toán của mình hơn 3 nghìn tỷ đô la, lên 7.1 nghìn tỷ đô la trong vòng hơn 3 tháng qua để giúp nền kinh tế và thị trường tín dụng hấp thụ cú sốc phát sinh từ sự bùng phát của coronavirus.
Cú đúp từ việc gia tăng các trường hợp lây nhiễm mới ở Mỹ và căng thẳng thương mại đã khiến TTCK giảm điểm. Nó có lẽ vẫn chưa phải là đòn cuối cùng trong trận chiến giữa “bò” và “gấu”. Nhưng với việc tái cân bằng danh mục được thêm vào sự lo lắng của các nhà đầu tư, rủi ro đang nghiêng về phía dưới ở thời điểm hiện tại. Hoặc cho đến khi Fed xuất hiện trở lại trên “sàn đấu”.
Đà tăng của chứng khoán Mỹ đã chững lại bởi những yếu tố trái ngược như sự gia tăng của số ca nhiễm virus Covid-19 và những nỗ lực của Fed để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Số phận của chứng khoán châu Á không có gì khác biệt, báo hiệu một ngày giao dịch ảm đạm.