EUR/USD không biến động nhiều sau dữ liệu tâm lý người tiêu dùng GfK bi quan của Đức được công bố vào tối qua theo giờ Việt Nam. EUR/USD hiện vẫn sideway quanh 1.1170 và tính riêng tháng 8, cặp tiền đã tăng hơn 3.8%.
Bài phát biểu dovish của Chủ tịch Fed tại Jackson Hole đã được tóm tắt như sau: "Khi nói về dự đoán ban đầu rằng lạm phát chỉ là 'tạm thời', Powell đã cố gắng che đậy sai lầm của mình bằng cách chỉ ra rằng nhiều người khác cũng nhầm lẫn. Ông nói: 'Rất đông người đã tin vào lạm phát tạm thời, bao gồm hầu hết các nhà phân tích hàng đầu và lãnh đạo NHTW các nước phát triển'. Đây là chiêu biện hộ quen thuộc kiểu “chia sẻ trách nhiệm” của các nhà kinh tế thất bại. Tuy nhiên, cách biện minh này hoàn toàn không phù hợp với vị thế của Fed - NHTW hàng đầu thế giới với đội ngũ chuyên gia kinh tế đông đảo nhất, toàn bộ đều có bằng tiến sĩ từ các trường đại học danh giá bậc nhất Hoa Kỳ. Ngay cả một ngân hàng nhỏ bé của Hà Lan cũng có thể nhận ra rằng Fed sẽ bị lạm phát tấn công bất ngờ.
Các chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng trong tuần này sẽ ảnh hưởng đến kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Fed trong tương lai và tác động đến cặp tiền tệ này. Sự suy yếu của đồng USD, lập trường tương đối thắt chặt của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có thể thúc đẩy thêm đà tăng cho GBP/USD.
Cặp tiền chịu áp lực do tâm lý thắt chặt bao trùm triển vọng chính sách của BoJ và kỳ vọng BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất. Chủ tịch Fed Mỹ Powell báo hiệu sắp cắt giảm lãi suất, điều này sẽ gây bất lợi cho đồng bạc xanh.
AUD/USD có thể được hỗ trợ nhờ tâm lý ưa thích rủi ro cải thiện sau phát biểu thiên về nới lỏng của Chủ tịch Fed Powell và quan điểm "hawkish" của RBA về triển vọng chính sách. Đồng bạc xanh sụt giảm do kỳ vọng ngày càng tăng về việc Fed sẽ hạ giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 9.
Thời điểm cắt giảm lãi suất cuối cùng đã đến. Đây là thông điệp chính từ bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Jackson Hole vào thứ Sáu, khi ông cho cả thế giới biết rằng hãy kỳ vọng một đợt cắt giảm lãi suất tại cuộc họp Fed tiếp theo vào tháng 9.
Trong bài phát biểu của mình vào thứ Sáu - không khẳng định chiến thắng nhưng gần như là vậy - Jay Powell đã dành nhiều lời khen ngợi cho lạm phát kỳ vọng: “Một điều quan trọng rút ra từ kinh nghiệm gần đây là lạm phát kỳ vọng được củng cố bởi các hành động mạnh mẽ của NHTW, có thể tạo điều kiện cho việc hạ nhiệt lạm phát mà không làm nền kinh tế chậm lại”.
Đồng USD tăng nhẹ vào thứ Ba và các loại tiền tệ chính khác ổn định trước những lo ngại về tình hình căng thẳng ở Trung Đông phần nào làm giảm đi sự lạc quan của các nhà đầu tư về việc Fed cắt giảm lãi suất.
Giá dầu thô WTI tạm thời chững lại quanh mốc 77.00 USD sau pha tăng vọt gần 3%. Việc Libya tuyên bố ngừng sản xuất và xuất khẩu dầu thô đã thúc đẩy lo ngại mới về nguồn cung. Nền kinh tế Trung Quốc trì trệ và lo ngại về nhu cầu dầu có thể hạn chế đà tăng của giá vàng đen.
Có rất nhiều lời than phiền về Fed trong những năm qua: Alan Greenspan đã hạ lãi suất quá nhiều sau vụ sụp đổ dot-com năm 2000. Ben Bernanke đã in quá nhiều tiền để cứu trợ các ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Janet Yellen đã giữ lãi suất ở mức quá thấp trong thời gian quá dài vào giữa những năm 2010. Jerome Powell đã quá chậm để thấy được lạm phát sắp bùng phát - và giờ đây ông ấy cũng quá chậm để phát hiện ra suy thoái.
Đồng Yên Nhật đã trải qua vùng đáy 34 năm trong thời gian qua. BoJ dự kiến sẽ tiếp tục tăng lãi suất, trong khi các NHTW khác như Fed được kỳ vọng một cách mạnh mẽ rằng sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất. Chênh lệch lãi suất giữa hai nước thu hẹp, dòng vốn nước ngoài đổ vào gia tăng và sự can thiệp của chính phủ sẽ hỗ trợ đồng JPY tăng giá trở lại trong tương lai.
AUD/JPY giảm nhẹ, chủ yếu chịu ảnh hưởng từ bài phát biểu hawkish của Thống đốc BoJ - Kazuo Ueda tại Quốc hội vào thứ Sáu. BoJ có thể tăng lãi suất hơn nữa nếu dự báo kinh tế của họ chính xác. Mức giảm của AUD/JPY có thể bị hạn chế do RBA hawkish.