Theo dữ liệu chính phủ đã điều chỉnh, nền kinh tế Mỹ đã phục hồi sau đại dịch mạnh mẽ hơn so với ước tính trước đây, chủ yếu là nhờ người tiêu dùng thúc đẩy.
Theo các nguồn tin của Reuters, nội bộ ECB hiện đang chia thành hai phe ủng hộ và phản đối việc cắt giảm lãi suất vào tháng tới, sau một loạt dữ liệu kinh tế yếu hơn dự kiến.
Một trong những điểm sáng trong nhiệm kỳ tổng thống Biden là, mặc dù lạm phát và nợ công đang tăng cao, thị trường lao động và tăng trưởng kinh tế vẫn vững vàng.
Bất kỳ sự suy yếu nào của TPCP Mỹ đều có thể là cơ hội mua vào. Dù có lo ngại về nợ công và căng thẳng địa chính trị, Mỹ vẫn duy trì vị thế đặc biệt nhờ vai trò dẫn đầu về đổi mới và khả năng tạo ra lợi nhuận hấp dẫn. Điều này giúp củng cố vị thế an toàn của TPCP Mỹ, tạo cơ hội cho nhà đầu tư khi thị trường điều chỉnh.
Số liệu có vẻ đang cho thấy rằng Mỹ sẽ tránh được cuộc suy thoái do NBER định nghĩa cho đến hết quý 3. quý 4 nhìn chung vẫn còn nhiều thách thức, nhưng đó chỉ là phỏng đoán tại thời điểm này. Ngược lại, số lượng dữ liệu kinh tế được công bố đang tăng dần do kỳ vọng xu hướng tích cực sẽ kéo dài trong quý 3.
Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier đối mặt với cuộc khủng hoảng ngân sách, áp lực tăng thuế và cải cách chi tiêu công trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế suy giảm. Với thời gian hạn hẹp, Barnier phải cân bằng giữa yêu cầu đóng góp từ các tập đoàn lớn và cải thiện hiệu quả tài chính của đất nước.
Doanh số bán lẻ Canada nhiều khả năng cho thấy sự tăng mạnh trong tháng 8 sau mức tăng trưởng vững chắc vào hồi tháng 7. Điều này cho thấy dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ sau hai quý liên tiếp sụt giảm.
Một lần nữa, giới chuyên gia kinh tế - hay chính xác hơn là đại đa số trong số họ - đã mắc sai lầm nghiêm trọng. Như chúng ta đã đề cập, 105 trong tổng số 114 nhà kinh tế học hàng đầu đã dự đoán sai lầm về mức cắt giảm lãi suất 25 bps. Thế nhưng, có lẽ chúng ta không nên quy trách nhiệm cho họ, bởi lẽ, chính Fed mới là "thủ phạm" thực sự trong tình huống này.
Nền kinh tế New Zealand đang đứng trước viễn cảnh ảm đạm khi số liệu mới nhất cho thấy GDP đã chững lại trong quý II. Mặc dù mức giảm này nhẹ hơn so với dự báo của các chuyên gia kinh tế và RBNZ, nhưng vẫn dấy lên nhiều lo ngại.
Vào ngày hôm qua, Fed đã khởi động quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ một cách ấn tượng. Dư luận chủ yếu tập trung vào quyết định hạ lãi suất 0.5 điểm phần trăm, đưa lãi suất xuống khỏi mức đỉnh cao nhất trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, vấn đề then chốt đối với thị trường trái phiếu là mức lãi suất cuối cùng sẽ dừng ở đâu khi quá trình này kết thúc. Hiện tại, chưa ai có thể đưa ra câu trả lời chắc chắn, và Chủ tịch Jerome Powell đã khéo léo tạo ra một bầu không khí bất định, dự báo một chặng đường đầy biến động phía trước.
Chính phủ Mỹ đang ở trong tình trạng "phủ nhận nợ". Tương tự như vậy, 2 ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống cũng không hề bận tâm đến vấn đề này. Đây là hiện thực đáng báo động.
Tại Trung Quốc, những tin tức kinh tế ảm đạm đang dần trở nên quen thuộc. Loạt báo cáo hàng tháng mới nhất phác họa bức tranh một nền kinh tế tuy không hoàn toàn sụp đổ, song yếu ớt hơn nhiều so với kỳ vọng của giới quan chức. Kết luận cũ mà vẫn đúng so với tình trạng nền kinh tế Trung Quốc hiện nay là cần thêm những liều thuốc kích thích để đạt được các mục tiêu do Chủ tịch Tập Cận Bình đề ra. Tuy nhiên, câu chuyện này dường như đang trở nên nhàm chán.