Mỹ đang phải đối mặt với một nghịch lý kinh tế: Mặc dù chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) đang tăng cường, tăng trưởng kinh tế lại không như mong đợi.
Theo báo cáo mới nhất, lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp bán buôn tại Mỹ trong tháng 7 đã tăng trưởng chậm hơn so với dự báo ban đầu. Điều này đặt dấu hỏi lớn về vai trò của đầu tư vào hàng tồn kho trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quý III.
Chỉ số chứng khoán châu Á "bốc hơi" đầu tuần mới, do áp lực bán ròng mạnh trên cổ phiếu công nghệ và lo ngại về tăng trưởng kinh tế Mỹ đã kéo thị trường xuống.
Trong một tuyên bố hiếm hoi, cựu Thống đốc PBoC, ông Dịch Cương, đã kêu gọi quốc gia này cần có hành động quyết liệt để đảo ngược áp lực giảm phát. Đây là vấn đề mà giới kinh tế học ngày càng xem là một trong những mối lo ngại cấp bách nhất đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Theo báo cáo mới từ Nhóm Công tác Ngành Công nghiệp Thị trường Vốn, Anh Quốc cần khoản đầu tư khổng lồ 1,000 tỷ GBP trong 10 năm tới nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
GDP Hoa Kỳ quý 3 được dự báo tiếp tục cho thấy tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhưng vẫn vững chắc. Phố Wall đang tự đặt ra câu hỏi liệu báo cáo bảng lương tháng 8 sắp tới có thay đổi kỳ vọng hay không.
Thị trường hiện đang dự đoán 40% khả năng Fed sẽ cắt giảm 50 điểm cơ bản vào tháng 9. Bài phát biểu của Powell tại Jackson Hole nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường lao động, vì vậy, giới đầu tư đang chờ đợi dữ liệu việc làm của Mỹ vào thứ Sáu.
Bài phát biểu của chủ tịch Fed Jay Powell tại hội nghị chuyên đề Jackson Hole vào tháng trước gần giống như một “khúc ca khải hoàn”. Ông lưu ý rằng: “Lạm phát đã hạ nhiệt đáng kể. Thị trường lao động không còn quá nóng và các điều kiện hiện nay ít thắt chặt hơn so với trước đại dịch. Với việc nới lỏng chính sách một cách hợp lý, có lý do chính đáng để cho rằng lạm phát sẽ quay trở lại mức mục tiêu 2% trong khi nền kinh tế vẫn duy trì được thị trường lao động mạnh mẽ”. Liệu đây có phải là thời điểm để “ăn mừng”?