Đối mặt với nguy cơ nền kinh tế Mỹ đang mất dần động lượng, các nhà làm chính sách của Fed sẽ hướng sự chú ý tới việc làm cách nào để khởi động một sự phục hồi mạnh mẽ hơn từ cuộc khủng hoảng Covid.
Đại dịch Covid-19 là một bài toán rất đau đầu đối với các chính phủ trên thế giới vì lựa chọn giữa phục hồi kinh tế và mạng sống người dân là bài toán rất khó để đưa ra lời giải tốt nhất
Thị trường chứng khoán có một phen chao đảo vào thứ Tư khi Fed thông báo giữ nguyên lãi suất và giữ lãi suất thấp cho tới 2022. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones và S&P 500 đều giảm điểm, trong khi NASDAQ Composite lần đầu tiên đóng cửa trên mức 10,000 điểm.
Chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones tiếp tục tăng mạnh vào thứ Năm, mặc dù dữ liệu việc làm mới cho thấy tốc độ phục hồi kinh tế có thể không nhanh như mong đợi.
Chứng khoán Mỹ tiếp tục đà tăng vào thứ Tư, sau khi những dữ liệu kinh tế được công bố tốt hơn dự kiến, cho thấy những tác động tồi tệ nhất từ đại dịch toàn cầu có thể đã kết thúc. Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones tăng hơn 500 điểm, S&P500 tăng thêm 2% sau 3 ngày đầu tháng Sáu, một bước chuyển mình mạnh mẽ kể từ đợt suy giảm gần đây. Các doanh nghiệp đã bắt đầu mở cửa trở lại và các lệnh cách ly, hạn chế đi lại đã được nới lỏng khi các tiểu bang và thành phố cố gắng khởi động lại nền kinh tế
Những diễn biến căng thẳng tiếp tục gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc đồng nghĩa với việc thị trường sẽ tiếp tục duy trì ranh giới tâm lý mong manh vào tuần này. Điểm nổi bật trong lịch kinh tế tuần này nằm ở thứ Sáu, khi bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ được công bố. Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB dự kiến sẽ tăng cường chương trình mua tài sản khẩn cấp; Liên minh châu Âu và Anh sẽ tổ chức một vòng đàm phán hậu Brexit khác. Và dưới đây là những gì bạn cần lưu ý trước khi bắt đầu tuần đầu tiên của tháng 6:
Thị trường chứng khoán đã có những mức tăng trưởng đáng kinh ngạc vào cuối ngày hôm qua, tuy nhiên mọi sự chú ý đang đổ dồn vào những thông tin quan trọng ngày hôm nay.
Tuần này sẽ là một tuần “bận rộn” với các trader khi có rất nhiều chỉ số kinh tế quan trọng được công bố. Trong đó, hãy dành sự chú ý đặc biệt đến những thông tin về thị trường lao động của Mỹ. Chúng có thể tạo ra biến động lớn cho đồng USD vì số liệu thực tế sắp được công bố có thể sẽ xấu hơn con số thị trường đang kỳ vọng.
Hơn 30 triệu công nhân ở Châu Âu, một phần năm lực lượng lao động tại năm nền kinh tế lớn nhất Châu Âu đã nộp đơn xin trợ cấp của nhà nước thông qua các chương trình và chế độ nghỉ phép ngắn hạn được thiết kế để ngăn chặn nạn thất nghiệp tăng vọt trong cuộc khủng hoảng coronavirus.