Tỷ lệ thất nghiệp của Canada bất ngờ giảm khi số lượng việc làm tăng vượt kỳ vọng, củng cố lập luận của BoC về việc cắt giảm lãi suất dần dần và làm dấy lên hy vọng về kịch bản hạ cánh mềm.
Tăng trưởng việc làm tại Hoa Kỳ trong tháng trước đã vượt mọi ước tính, tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ giảm và tăng trưởng tiền lương tăng tốc, làm giảm khả năng Fed cắt giảm lãi suất mạnh tay vào tháng 11 tới.
Fed dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Nền kinh tế Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng trầm trọng. Các cuộc đình công và biểu tình gia tăng, bất ổn xã hội lan rộng trong bối cảnh sự phục hồi kinh tế bị đình trệ. Bắc Kinh buộc phải đối mặt với áp lực từ hệ thống an sinh xã hội mong manh và những thách thức ngày càng lớn từ thị trường lao động, đòi hỏi phải có biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn sự sụp đổ toàn diện.
Dữ liệu kinh tế đang cho thấy chính sách tiền tệ thắt chặt có vẻ không hiệu quả tại Úc. RBA sẽ cần điều chỉnh chính sách của họ theo những gì mà thị trường lao động đang hướng tới, thay vì cố gắng dựa vào những kinh nghiệm trong quá khứ.
Tại Mỹ, Lạm phát và thị trường lao động đang cho hạ nhiệt, nhưng nền kinh tế vẫn chưa cho thấy dấu hiệu chạm đáy, bất chấp những lo ngại của thị trường. Báo cáo lạm phát vào tuần tới và hội nghị thượng đỉnh Jackson Hole trong vài tuần nữa là hai sự kiện lớn cần theo dõi. Trong khi đó ở Canada, sự suy yếu trong dữ liệu thay đổi việc làm và tăng trưởng lực lượng lao động đã giữ tỷ lệ thất nghiệp ổn định. Dữ liệu thương mại được công bố trong tuần này đang củng cố kỳ vọng rằng tăng trưởng kinh tế có thể vượt qua ước tính của BoC trong quý 2 và tạo khởi đầu thuận lợi cho quý 3.
Việc làm tại Canada đã giảm trong tháng thứ hai liên tiếp và tỷ lệ thất nghiệp giữ nguyên ở mức cao nhất trong hơn hai năm, điều này có thể sẽ khiến BoC cân nhắc tiếp tục cắt giảm lãi suất.
Cách đây chưa đầy một tháng, một kẻ ám sát đã bắn Donald Trump, ông đã phản ứng một cách quyết đoán, và chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống đột nhiên có vẻ như được đảm bảo. Mọi cuộc thảo luận trên thị trường tài chính đều xoay quanh Trump Trade - những cách để kiếm lợi nhuận và phòng hộ trước chính quyền Trump 2.0 sắp tới. Những nhân vật tài chính nổi tiếng từ Elon Musk đến Bill Ackman đã nhân cơ hội này để tuyên bố rằng họ chính thức ủng hộ ông.
Báo cáo CPI tháng 7 có thể củng cố thêm nhận định rằng lạm phát đang dần suy yếu, ngay cả khi dữ liệu này vẫn chưa trở về mức mục tiêu của Fed. Chúng tôi dự báo lạm phát toàn phần sẽ tăng 0.2% trong tháng 7, giữ mức tăng so với cùng kỳ ở mức 3.0%, thấp nhất trong hơn ba năm. CPI lõi cũng có khả năng tăng 0.2% trong tháng 7 trong bối cảnh một số thành phần dễ biến động phục hồi.
Tỷ lệ thất nghiệp bình quân trong 3 tháng qua đã vượt ngưỡng 0.5 điểm phần trăm của quy tắc Sahm, một chỉ báo báo hiệu sự suy thoái của nền kinh tế. Sự gia tăng trong tỷ lệ thất nghiệp, với nguyên nhân chủ yếu đến từ lực lượng lao động mới gia nhập trong năm, chưa chắc đã là dấu hiệu của sự suy thoái như trong quá khứ. Tuy nhiên, số lượng người mất đi việc làm đang tăng đáng kể, nhấn mạnh sự suy yếu thực sự trong thị trường lao động và làm tăng nguy cơ suy thoái xảy ra. Do đó, chúng tôi dự kiến Fed sẽ bắt đầu giảm lãi suất điều hành vào tháng 9, với khả năng cắt giảm ít nhất 50 điểm cơ bản trong năm 2024
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ ghi nhận mức tăng nhất kể từ đầu tháng 5 và số đơn xin tiếp tục trợ cấp tăng vọt, củng cố thêm bằng chứng cho thấy thị trường lao động đang suy yếu.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ đã tăng trong tuần thứ chín liên tiếp, khoảng thời gian dài nhất kể từ năm 2018, cho thấy ngày càng có nhiều người gặp khó khăn trong việc tìm việc làm mới.