Taliban và đồng Đô la Mỹ

Taliban và đồng Đô la Mỹ

11:07 29/08/2021

Trong nửa thế kỷ kể từ khi Tổng thống Mỹ Richard Nixon chính thức chấm dứt hệ thống Bretton Woods, đồng Đô la Mỹ đã trở thành đồng tiền thống trị toàn cầu, phần lớn là do không đồng tiền nào khác đủ mạnh để cạnh tranh. Tuy nhiên, các sự kiện gần đây đã nhắc nhở chúng ta rằng các điều kiện này có thể thay đổi nhanh chóng.

Tháng 8 này đánh dấu kỷ niệm 50 năm ngày kết thúc hệ thống Bretton Woods, khi Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon gỡ bỏ việc neo chuyển đổi đồng Đô la Mỹ theo vàng và cho phép tỷ suất này được thả nổi. Chúng ta cũng đang tiến tới kỷ niệm 20 năm ngày Taliban bị loại bỏ khỏi quyền lực ở Afghanistan dưới bàn tay của các lực lượng liên minh do Hoa Kỳ dẫn đầu. Giờ đây, Taliban đã quay lại giành lấy chính quyền ấy, chúng ta nên cân nhắc xem liệu chiến thắng của nó trước quân đội hùng mạnh nhất và nền kinh tế lớn nhất thế giới có ảnh hưởng gì đến đồng Đô la trên thế giới hay không.

Nhìn lại hơn 50 năm kể từ khi Nixon kết thúc sự phụ thuộc vào vàng (39 năm trong số đó tôi làm việc trong thị trường tài chính), điều rút ra được lớn nhất là hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi, và vai trò thống trị của đồng Đô la hiệu quả và bền bỉ hơn kỳ vọng ​​ban đầu. Ngay cả với những kiến thức tài chính hiện tại, hầu hết các chuyên gia tại thời điểm đó cũng sẽ có những nghi ngờ rằng hệ thống thả nổi tỷ giá như vậy khó có thể duy trì lâu dài.

Nếu nhìn qua sự bền bỉ mà chúng ta thấy trong suốt thời gian qua thì thật rất dễ thôi thúc mọi người suy nghĩ rằng thất bại của Mỹ ở Afghanistan là không quan trọng đối với đồng Đô la. Rốt cuộc, đồng bạc xanh đã vượt qua sự sụp đổ của Sài Gòn vào năm 1975 và các rắc rối liên quan tới Iraq sau cuộc xâm lược của Hoa Kỳ năm 2003. Tại sao thời điểm này tình hình lại khác với những sự kiện trên? Cuối cùng, câu trả lời phụ thuộc vào kỳ vọng của về sự phát triển của nền kinh tế thế giới và các chính sách của các những quốc gia có tài chính mạnh, cụ thể như Trung Quốc và Liên minh châu Âu.

Để hiểu triển vọng theo đuổi các chính sách một cách có chủ đích, nhằm không biến đồng tiền của mình mang sức mạnh toàn cầu. Như trường hợp của Đức, nước này chỉ quan tâm tới quản lý đồng tiền của mình theo khu vực Châu Âu từ năm 1973 cho đến khi khu vực trên tiến tới thành lập Liên minh Tiền tệ Châu Âu (European Monetary Union) vào năm 1992 và sự ra đời của đồng Euro vào năm 1999. Nhưng có thể thấy rằng, Đức đã sử dụng chính sách có chủ đích nhằm giữ cho đồng tiền của mình không đảm nhận vai trò dẫn dắt thế giới.

Thực tế trong thời gian qua, các nhà chức trách Đức đã liên tục phản đối ý tưởng của Liên minh châu Âu (EU) về phát hành trái phiếu khu vực (pan-European bonds) vào năm ngoái hướng tới thành lập quỹ hỗ trợ Covid-19. Nếu không có có ngân sách chung đủ mạnh, đồng Euro sẽ khó có thể cạnh tranh với đồng Đô la hoặc có thể tiến tới đóng một vai trò lớn hơn nhiều trong hệ thống tài chính thế giới.

Đối với Nhật Bản, nước này chưa bao giờ tỏ ra quan tâm đến vai trò toàn cầu của đồng Yên, ngay cả trong những năm 1980 và 1990, khi mọi người tại thời điểm đó tin rằng nền kinh tế Nhật Bản sẽ bắt kịp Mỹ.

Cuối cùng, mặc dù thường xuyên phản đối hệ thống tiền tệ toàn cầu hiện tại, Trung Quốc từ lâu đã miễn cưỡng mở rộng tầm ảnh hưởng của đồng Nhân dân tệ trên thị trường tài chính - cả trong nước và quốc tế. Thay vào đó, Trung Quốc thỉnh thoảng chỉ ra rằng họ muốn một trật tự tiền tệ toàn cầu tập trung nhiều hơn vào quyền rút vốn đặc biệt (SDR - Special Drawing Rights), đây là tài sản dự trữ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Giá trị của tài sản này dựa trên một rổ gồm 5 loại tiền tệ (Đô la Mỹ, đồng Euro, đồng Nhân dân tệ, đồng Yên và đồng Bảng Anh).

Ý tưởng này ở một số khía cạnh cũng rất hợp lý, đặc biệt là về nó mang tính công bằng toàn cầu. Nhưng ý tưởng này sẽ khó có thể thành hiện thực trong thực tế. Nó không chỉ phụ thuộc vào việc Trung Quốc cho phép sử dụng đồng Nhân dân tệ tự do hơn. Mà ngoài ra, một hệ thống tiền tệ dựa trên SDR cũng sẽ phải được Mỹ chấp nhận. Trong khi đó, hiện tại, Mỹ không thực sự hứng thú với hệ thống này - ít nhất là vào lúc này.

Điều đó đưa chúng ta đến lý do thứ ba tại sao hệ thống tiền tệ thả nổi vẫn tồn tại: Đó là do Mỹ muốn duy trì hệ thống như vậy. Như chúng ta đã thấy trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump, Mỹ được hưởng nhiều lợi ích lớn nhờ vào việc sở hữu một đồng tiền mạnh, đặc biệt là đồng Đô la được sử dụng như một công cụ đắc lực để hỗ trợ theo đuổi các chính sách ngoại giao và an ninh. Việc chính quyền Trump sử dụng các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ chống lại các quốc gia làm ăn với Iran là một ví dụ hoàn hảo về điều này. Nếu các nhà lãnh đạo Mỹ hiện tại mong muốn tận dụng sức mạnh sẵn có của đồng Đô la, họ hoàn toàn có thể dùng nó để kiểm soát Afghanistan qua các biện pháp trừng phạt hướng tới các quốc gia có quan hệ kinh tế với nước này.

Vào thời điểm thế giới đánh dấu kỷ niệm buồn 20 năm ngày 11/09/2001, IMF sẽ tiến hành đánh giá quy trình 5 năm bắt buộc về thành phần và định giá của rổ SDR. Quy trình này sắp tới sẽ hướng tới xác định tỷ trọng được phân bổ cho đồng Nhân dân tệ, điều đó sẽ được coi là một dấu hiệu cho thấy hệ thống tiền tệ của thế giới đang có sự biến đổi nhất định dù nó diễn ra khá chậm rãi.

Tỷ trọng ngày càng tăng của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu cho thấy sự cần thiết phải tái cân bằng thành phần danh mục của các đồng tiền trong rổ SDR. Tỷ trọng của đồng Nhân dân tệ trong rổ SDR không thể tiếp tục tăng mà không đi theo đó là những thay đổi có ý nghĩa lớn đối với tương lai của hệ thống tài chính toàn cầu.

Link gốc tại đây.

Theo Vietstock

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ