Thị trường mới nổi có thể sụp đổ bất cứ lúc nào!

Thị trường mới nổi có thể sụp đổ bất cứ lúc nào!

22:42 13/07/2020

Cũng như sau cuộc Đại Suy thoái, động thái của các ngân hàng trung ương các nước lớn có thể tàn phá các nước nghèo hơn, dẫn đến nhiều năm tăng trưởng thấp và bất ổn chính trị.

Nếu đánh giá nền kinh tế toàn cầu bằng hiệu suất của các thị trường mới nổi, chúng ta khó mà biết được thế giới đang phải trải qua một đại dịch chết người. Sau một tháng Ba tồi tệ, theo Viện Tài chính Quốc tế, dòng tiền từ các danh mục nước ngoài (không cư trú) chảy vào thị trường mới nổi đã tăng gấp 10 lần lên 32.9 tỷ dollar trong tháng 6. Chỉ số MSCI EM currency đã chạm mức cao nhất 1 tháng vào thứ Năm tuần trước. Ngay cả các đồng tiền yếu như đồng rand Nam Phi cũng phục hồi một chút.

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi thứ đang ổn ở các quốc gia đang phát triển. Ngược lại, nhiều nước phải đối mặt với sự phục hồi lâu hơn và rắc rối hơn dự đoán khi thị trường hoảng loạn vào tháng Ba. Thu nhập dự kiến sẽ phục hồi rất chậm. Ở Ấn Độ, tỷ lệ P/E dự phóng 1 năm đối với các cổ phiếu trong chỉ số Nifty50 là cao nhất trong 1 thập kỷ.

Đăng sau sự phân hóa giữa thị trường và Main Street là một thủ phạm quen thuộc: NHTW của các nước lớn, tương tự như những gì họ đã làm sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Fed, ECB, BOE, BOJ đã bơm một lượng thanh khoản lớn vào thị trường nội địa. Những thị trường này đã tăng điểm như dự định của giới chức trách và các nhà đầu tư cá nhân, do tâm lý FOMO. Điều đó buộc các nhà đầu tư tổ chức phải tìm kiếm cơ hội ở các thị trường mới nổi.

Nếu toàn bộ quá trình tách rời với thực tế, điều đó đã được thiết kế từ trước. Mục đích của những chính sách tiền tệ phi truyền thống là áp đặt sự bất hợp lý lên thị trường.

Các market insiders coi sự thiếu kết nối này là bình thường, như Ajay Kumar của Bank of America Securities nói với Bloomberg TV, “tâm lý và thanh khoản sẽ là 2 yếu tố cấu thành phần lớn lợi nhuận của bạn trong những thời điểm như thế này”. Nhưng phần còn lại của thế giới không nghĩ như vậy. Và họ đã đúng bởi vì lần cuối cùng điều này xảy ra các thị trường mới nổi đã bị tổn hại nặng nề.

Fed và các NHTW khác đã làm rất tốt nhằm đảo ngược dòng vốn kinh khủng đã chảy ra ngoài các thị trường mới nổi trong những tuần đầu của đại dịch. Mặc dù không chủ ý, nhưng đầu tháng 6, họ đã giúp các thị trường mới nổi huy động hơn 83 tỷ dollar từ thị trường trái phiếu quốc tế.

Nhưng các thị trường mới nổi cần biết rằng đây là một liều thuốc độc “ngọt ngào”. Trong trung hạn và dài hạn, việc in tiền của phương Tây sẽ tạo gánh nặng cho khu vực đang phát triển với những biến động, bất ổn, tăng trưởng chậm và đầu tư yếu kém.

Lấy ví dụ trường hợp của Ấn Độ. Sau năm 2008, đất nước này đã có sự phục hồi mạnh mẽ do thanh khoản và kích thích. Nhưng sau đó, giá hàng hóa tăng vọt. Điều này làm tăng lạm phát, làm cạn kiệt nguồn dự trữ ngoại hối và lạm phát kỳ vọng tăng không điểm dừng.

Lạm phát giá tài sản gây ra một tổn hại bất tận trong nội địa; giá bất động sản tăng vọt tới mức thị trường không hoạt động đúng nữa. Và tệ hơn hết, là thanh khoản giá rẻ đã dẫn đến cho vay bừa bãi và khủng hoảng nợ xấu đã làm tê liệt tăng trưởng và đầu tư của Ấn Độ.

“Chúng ta không làm chủ số phận của chính bản thân mình” – trong một cuộc lao dốc mạnh mẽ của thị trường, cựu chủ tịch Fed Ben Bernanke đã đẩy đồng rupee Ấn Độ xuống mức thấp kỷ lục. Các động thái của Fed cũng để lại những hậu quả chính trị, khi các cử tri trút giận lên những chính phủ đương nhiệm họ coi là bất tài.

Đương nhiên, quá trình này sẽ không lặp lại 2 lần. Lần này yếu tố thúc đẩy không phải là giá dầu, cũng có lẽ không phải là bất động sản. Nhưng chúng ta biết chắc một quá trình gần tương tự như vậy sẽ xảy ra. Tất cả những thanh khoản đó sẽ đổ dồn vào một tài sản nào đó được coi là khan hiếm và có thể được chứng minh là khan hiếm trong tương lai. Đất hiếm? có lẽ sẽ là một tài sản như vậy trong thời đại công nghệ của chúng ta.

Việc giá cổ phiếu và các chỉ số tiền tệ đang xa rời khỏi thực tế là một dấu hiệu chắc chắn quá trình này đang xảy ra. Đây là những dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự bất hợp lý của các hành động của NHTW bắt đầu ảnh hưởng tới các nền kinh tế mới nổi. Chỉ số MSCI của chứng khoán mới nổi đã có một quý tuyệt vời, nhưng hãy nhớ rằng, lần cuối cùng nó có một quý tốt như vậy là năm 2009.

Chắc chắn, sự kết hợp giữa thanh khoản bừa bãi và tâm lý khủng hoảng sẽ làm suy yếu cấu trúc quản trị vốn đã mong manh trong cả thị trường tài chính và nền kinh tế thực. Các ngân hàng trung ương ở phương Tây đã được cảnh báo về điều này thường xuyên. Raghuram Rajan, với tư cách là thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã phải đối phó với hậu quả đối với Ấn Độ về chính sách tiền tệ phi truyền thống ở nơi khác, đã liên tục lập luận về việc đặt ra các “quy tắc của trò chơi” cho các ngân hàng trung ương để họ không gây bất ổn cho các thị trường mới nổi.

“Mấu chốt đơn giản là do một chính sách gọi là chính sách tiền tệ, phi truyền thống hay kiểu khác, nó có thể không mang lại lợi ích ròng cho toàn thế giới.” Sự thất bại trong việc nhận ra bài học từ lần kích thích trước có thể sẽ khiến thị trường mới nổi phải chịu một thập kỷ tăng trưởng dưới trung bình cùng với những bất ổn chính trị.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ