Tiền điện tử của ngân hàng trung ương: Ý tưởng tốt hay tồi?
Nguyễn Thu Thủy
Junior Analyst
Các tổ chức tài chính truyền thống đang khám phá tiềm năng của tiền điện tử, và điều này đang tạo xung đột với các tín đồ crypto.
Trên tầng ba của tòa tháp hình trụ tối màu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tác giả ngạc nhiên khi thấy những bức tường trắng.
BIS là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương, có trụ sở chính tại Thụy Sĩ, trung tâm tài chính lớn của châu Âu và thế giới. Trước đó, tác giả chỉ bắt gặp những trang trí truyền thống: vân gỗ tối màu, ghế cứng, những màu sắc nhạt nhẽo và phong cách nghệ thuật buồn tẻ. Giống các ngân hàng trung ương khác, trụ sở BIS thoát ra vẻ ổn định, trường tồn với thời gian.
Tuy nhiên, những bức tường trắng này là một thí nghiệm xã hội tại đây. 1 năm trước, BIS đã thành lập 6 "trung tâm đổi mới" để hỗ trợ các dự án tiền điện tử và không gian mạng. Đáng chú ý nhất, họ đang hỗ trợ phát triển một loạt dự án tiền điện tử của ngân hàng trung ương (CBDC). Theo Atlantic Council, một viện chính sách các vấn đề quốc tế, khoảng 114 quốc gia đang nghiên cứu về CBDC vào cuối năm 2022, với 20 quốc gia đang thử nghiệm và 11 quốc gia đã triển khai. Ngân hàng Trung ương Anh đã xem xét CBDC từ cuối năm 2021, và gần đây tuyên bố rằng rất có thể sẽ cần đến một "đồng Bảng kỹ thuật số" trong tương lai.
Vì vậy, trong nỗ lực cạnh tranh với Thung lũng Silicon (Silicon Valley) và cả trung tâm Fintech tại Thụy Điển, một khu vực của BIS đã được thay thế bằng bảng trắng, kính và ghế mềm. Nó không tiện nghi như ngôi nhà của Sam xoăn tại Bahamas, hay tòa nhà Brooklyn phủ đầy graffiti của ConsenSys, một trong những người đứng sau Ethereum. Nhưng rõ ràng diện mạo mới là một phần nỗ lực nhằm thay đổi hình ảnh “ngột ngạt”’ của ngân hàng trung ương.
Đây có phải là một bước đi thông minh? Phản hồi từ các tín đồ tiền điện tử là một từ "không" đầy dứt khoát. Rốt cuộc, phần lớn những người nghiêm túc đầu tư bitcoin hoặc ethereum muốn đảo lộn sự chi phối của hệ thống tài chính truyền thống, và họ nghĩ rằng các ngân hàng trung ương đã quá lỗi thời để có thể hiểu được sức mạnh đổi mới của tài sản kỹ thuật số.
Hơn nữa, họ tin rằng lý do duy nhất khiến các định chế lớn như BIS hiện đang thử nghiệm CBDC là nhằm chiếm thị phần của các nhà phát hành token tư nhân mà có thể gây cản trở tiền định danh, nhưng thay vì cấm hoàn toàn các đối thủ đó, họ lấy hệ thống mạng.
Những thuyết âm mưu đó chỉ đúng một phần. Tại một cuộc họp gần đây của các ngân hàng trung ương và cơ quan quản lý tại Basel, có một niềm tin rằng CBDC có khả năng thay thế hầu hết các token tư nhân trong tương lai, đặc biệt khi BTC mất giá và những lùm xùm như FTX. Theo giám đốc BIS Agustin Carstens, những sự kiện gần đây cho thấy rằng “trận chiến” giữa tiền điện tử và tiền tệ đã giành chiến thắng – thuộc về các ngân hàng trung ương.
Có thể là như vậy. Tuy nhiên, không phải tất cả đều tin rằng việc sử dụng CBDC là điều cần thiết hoặc hợp lý. Sự đổi mới có thể trao các ngân hàng quyền kiểm soát đối với lượng dữ liệu khổng lồ của công dân, làm suy yếu vị thế của ngân hàng thương mại. Thậm chí điều này sẽ không dẫn đến việc thanh toán nhanh hơn cho người dân. Một báo cáo gần đây của Thượng viện Anh đặt câu hỏi liệu CBDC có phải là “câu trả lời để tìm ra một vấn đề hay không”, trong khi Tony Yates, cựu cố vấn của BoE, cho rằng “công việc khổng lồ” đó “không xứng đáng” với chi phí và rủi ro. Jay Powell, chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang, thừa nhận rằng ông "chưa biết nên đưa ra quyết định về việc liệu lợi ích có vượt chi phí hay ngược lại".
Sự khác biệt vẫn rất hiện hữu ngay cả khi hai nền văn hóa này hội tụ. Các ngân hàng trung ương học đề cao sự cẩn trọng, ổn định và có phần cứng nhắc. Ngược lại, dân công nghệ trong cách mạng tài sản kỹ thuật số coi trọng "network" — chứ không phải hệ thống phân cấp — và muốn phá vỡ hiện trạng bằng cách thực hiện các bước đi táo bạo và mạo hiểm. “Hai phía không mấy nể nang nhau," theo một quan chức ngân hàng trung ương từng làm việc với Facebook về token Libra. Dự án này sau đó đã xếp xó.
Một số người đang cố gắng thu hẹp khoảng cách. Jeremy Allaire, người thành lập Circle, bên phát hành USDC, nói rằng muốn làm việc với các nhà làm luật, thay vì chống lại. Ông còn đóng vest chuyên nghiệp, chứ không mặc áo phông quần đùi như Sam xoăn. Trong khi đó, BIS đang muốn tuyển dụng thêm nhân lực từ mảng công nghệ, và một số quan chức cũng đang thoáng hơn. Nhưng sự kết hợp giữa 2 bên không phải lúc nào cũng suôn sẻ, khi mà ai cũng tin mình là người có thế thượng phong,
Financial Times