Triển vọng giá vàng: Liệu xu hướng tăng sẽ còn tiếp tục?

Triển vọng giá vàng: Liệu xu hướng tăng sẽ còn tiếp tục?

Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

12:05 08/03/2024

Mặc dù lãi suất vẫn đang giữ ở mức cao, giá vàng vẫn đang duy trì ổn định và lịch sử đã chứng minh rằng giá vàng sẽ phản ứng tích cực với việc hạ lãi suất và nới lỏng định lượng. Bên cạnh đó, những rủi ro địa chính trị và các cuộc khủng hoảng bất ngờ cũng có thể là lý do đẩy giá vàng lên cao hơn.

Lý do khiến chúng tôi tin rằng vàng còn có thể tăng cao hơn nữa là do lượng thanh khoản đang có sẵn tại thị trường Hoa Kỳ. Trong nhiều thập kỷ, Mỹ đã ghi nhận các khoản thâm hụt ngân sách. Rõ ràng, những khoản này đã biến thành một khoản nợ quốc gia khổng lồ. Để hỗ trợ cho việc thanh toán nợ, Fed có thể sẽ phải in thêm tiền. Tuy nhiên, Mỹ đã tránh được siêu lạm phát vì khoanr thanh khoản bổ sung đó đã được xuất khẩu ra nước ngoài dưới dạng USDtrái phiếu chính phủ, vì USD là đồng tiền dự trữ toàn cầu. Tuy nhiên, có quá nhiều USD đang lưu hành có tác động tích cực đến giá vàng.

Giá vàng, Fed và lãi suất

Bất chấp việc lãi suất đang cao kỷ lục, vàng cho thấy khả năng tăng giá đáng chú ý. Tất cả chúng ta đều biết rằng kim loại quý thường di chuyển theo hướng ngược lại với lãi suất. Nói cách khác, mối tương quan giữa lãi suất và vàng luôn đối lập. Biểu đồ dưới đây cho thấy giá vàng (màu vàng) so với lãi suất thực tế của Mỹ (màu xanh).

Lãi suất thực đang dao động lên gần mức của năm 2008. Tuy nhiên, mặc cho lãi suất thực tế đang khá cao, giá vàng cũng đang ghi nhận sự tăng giá. Đã có thời điểm khi lãi suất ở mức cao tương tự, giá vàng chỉ ở gần mốc 1000 USD/ounce. Vậy nên với mức lãi suất như này, vàng nên được giao dịch quanh mức 1000 USD/ounce. Nhưng giá vàng đã giao dịch ổn định ở mức trên 2000 USD trong một khoảng thời gian. Trên thực tế, chúng không giảm bất chấp nhiều đợt tăng lãi suất vào năm 2022 và 2023. Hai biểu đồ về lịch sử lãi suất của Hoa Kỳ và giá vàng được trình bày dưới đây:

Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu lãi suất bắt đầu giảm. Hãy để tôi cho bạn thấy giá vàng đã phản ứng như thế nào trước các đợt hạ lãi suất và nới lỏng định lượng trong quá khứ.

Trước cuộc khủng hoảng năm 2008, giá vàng được điều chỉnh theo lạm phát từng được giao dịch ở mức giá hiện nay là 1200 USD/ounce. Năm 2008, lãi suất đã giảm đáng kể. Thêm vào đó, Fed tung ra chương trình nới lỏng định lượng (QE), khiến giá trị của USD giảm và giá kim loại quý tăng vọt.

Bất chấp việc lãi suất đang ở mức kỷ lục, cơ sở tiền tệ, tức là lượng thanh khoản của đồng USD, hiện đang ở mức rất cao (mặc dù không cao như năm 2020 khi lãi suất giảm xuống 0%).

Khi cơ sở tiền tệ tăng cao thì tất nhiên giá trị của USD xuống thấp và ngược lại. Khi USD giảm, các kim loại quý, đặc biệt là vàng sẽ giao dịch ở mức cao. Do đó, cơ sở tiền tệ tăng vọt sẽ dẫn đến giá vàng cao hơn. Trong giai đoạn từ 2008 đến 2011, cơ sở tiền tệ đã tăng lên gấp đôi và vàng cũng vậy. Nếu xảy ra một cuộc suy thoái toàn diện, giống như năm từ 2008 đến 2011, câu chuyện đó có thể lặp lại. Vì vậy, giá vàng có thể tăng gấp đôi so với mức giá 2000 USD/ounce của hiện tại lên 4000 USD/ounce.

Rủi ro nào khiến giá vàng giảm?

Lãi suất tăng cao kéo dài là yếu tố rõ ràng nhất làm giảm giá vàng nhưng dữ liệu kinh tế tổng hợp lại khá mạnh mẽ. Thất nghiệp ở mức 3.70% tương tự như năm 2019. Doanh số bán lẻ cũng mạnh mẽ, trong khi lạm phát vào tháng hai ghi nhận ở mức 3.1%, cao hơn mục tiêu lạm phát 2% của Fed. Hơn thế nữa, Bowman của Fed cho rằng còn quá sớm để cắt giảm lãi suất. Trên thực tế, bà sẵn sàng ủng hộ việc tăng lãi suất tại một cuộc họp trong tương lai nếu dữ liệu tới đây cho thấy tiến trình về lạm phát đã bị đình trệ hoặc đảo ngược. Các thành viên khác của Fed cũng có thể không còn giữ quan điểm trung lập nếu dữ liệu CPI không tiến gần hơn đến mục tiêu 2%. Và thị trường vàng có thể phản ứng trước những quyết định diều hâu của Fed.

Tuy nhiên, từ những diễn biến gần đây, chúng ta có thể thấy rằng vàng không phản ứng nhiều với việc tăng lãi suất. Nói cách khác, đợt giảm giá vàng lớn nhất trong ba năm qua xảy ra vào năm 2022 khi mà giá giảm từ 2000 USD xuống 1650 USD, tương đương với mức giảm 18%.

Vì vậy, nếu lãi suất vẫn duy trì ở mức cao hay thậm chí là tăng lên, tôi không nghĩ sẽ có mức giảm nhiều hơn 20% ngay cả trong trường hợp xấu nhất. Lần cuối cùng Fed tăng lãi suất chỉ là vào cuộc họp tháng 7 năm 2023. Theo tuyên bố của Fed vào tháng 12, cơ quan này dự kiến sẽ giảm lãi suất trong năm nay. Nhưng Fed dường như vẫn giữ quan điểm chờ đợi. Nói cách khác, rất nhiều điều phụ thuộc vào số liệu kinh tế vĩ mô và những con số này đang phủ nhận rằng nền kinh tế đang rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu đang kỳ vọng lãi suất sẽ được cắt giảm trong năm nay. Công cụ FedWatch của CME, chuyên theo dõi kỳ vọng lãi suất ngắn hạn của các thị trường trái phiếu, hiện dự đoán lãi suất ngắn hạn có thể sẽ giảm từ 1% đến 1.5% vào cuối năm nay.

Hơn nữa, bức tranh kinh tế có thể thay đổi nhanh chóng do một cuộc khủng hoảng bất ngờ, tương tự năm 2020 với sự bùng phát của đại dịch COVID-19. Vì vậy, Fed có lẽ sẽ phải thay đổi chính sách tiền tệ của mình và lãi suất thấp hơn sẽ là động lực thúc đẩy giá vàng.

Tiềm năng tăng giá

Ngoài việc cắt giảm lãi suất và khả năng suy thoái kinh tế, còn có những rủi ro địa chính trị có thể khiến vàng tăng giá mạnh. Đây chỉ là một số trong số chúng:

  • Căng thẳng leo thang giữa Đài Loan giữa Mỹ và Trung Quốc. Nên nhớ rằng thị trường chứng khoán phản ứng khá tiêu cực trước cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ vào năm 2019 và có thể tình huống tương tự sẽ lặp lại.
  • Xung đột ngày càng gia tăng giữa NATO và Nga. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề xoay quanh chính trị, quân sự và kinh tế nữa.
  • Căng thẳng gia tăng ở Trung Đông. Rất nhiều điều đã được viết về người Houthis ở Biển Đỏ. Nhưng tình hình có thể trở nên nghiêm trọng hơn. Ví dụ như việc Iran có thể tham gia trực tiếp hơn và khiến cho nguồn cung dầu mỏ gặp gián đoạn và gây ra sự bất ổn địa chính trị nói chung.

Tất nhiên, vẫn còn nhiều các rủi ro khác. Những yếu tố này có thể đẩy giá vàng lên cao hơn nữa.

Định giá

Chúng tôi sử dụng các cách định giá sau: bảng cân đối kế toán của Fed so với giá vàng, tỷ lệ Dow-to-Gold (tỷ lệ giữa chỉ số Dow Jones và giá vàng) cũng như tỷ lệ giữa giá vàng và giá bạc.

Hầu hết các chứng khoán nắm giữ trên bảng cân đối kế toán của Fed là trái phiếu được đảm bảo bởi chính phủ. Trong quá trình nới lỏng định lượng, Fed đã mua vào trái phiếu chính phủ và qua đó làm gia tăng bảng cân đối kế toán. Từ biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy giá vàng không tăng nhanh như bảng cân đối kế toán của Fed, đây là dấu hiệu cho thấy kim loại quý này đang bị định giá thấp. Với bảng cân đối kế toán tăng từ khoảng 500% lên 1000%, vàng đang được định giá sẽ đắt gấp đôi so với hiện tại.

Tỷ lệ Dow-to-Gold khá cao, có nghĩa là chỉ số Dow Jones đắt so với vàng.

Hai chỉ số này cho thấy vàng đang ở mức giá rẻ. Nhưng tỷ lệ vàng/bạc lại cho thấy vàng được định giá quá cao so với bạc. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là vàng đắt. Theo quan điểm của chúng tôi, điều đó có nghĩa là bạc quá rẻ.

Nhìn chung, chúng ta có thể nhận định rằng vàng đang được giao dịch ở mức giá thấp hơn giá trị của nó.

Kết luận

Theo quan điểm của tôi, dựa trên cơ sở tiền tệ, bảng cân đối kế toán của Fed và chỉ số Dow-to-gold, vàng bị định giá thấp. Với những thước đo định giá này, vàng đang có giá trị 4000 USD/ounce. Lãi suất của Mỹ đang ở mức cao nhất trong nhiều năm nhưng với mức lãi suất này, giá vàng vẫn cho thấy khả năng phục hồi. Nếu một cuộc suy thoái toàn diện xảy ra hay việc Fed bắt đầu nới lỏng chính sách hoặc bất kỳ sự kiện địa chính trị lớn nào nổ ra, vàng sẽ ghi nhận một đợt tăng giá mạnh. Thậm chí một đợt tăng giá tương tự như cuộc khủng hoảng năm 2008 cũng có thể xảy ra.

Seeking Alpha

Broker listing

Cùng chuyên mục

Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN và Việt Nam trong quý IV năm 2024
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN và Việt Nam trong quý IV năm 2024

Khối ASEAN đang tỏa sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu với ba năm liên tiếp thiết lập kỷ lục về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tổng kim ngạch thương mại. Khi tiến gần đến cột mốc 60 năm thành lập vào năm 2027, triển vọng của khối vẫn hết sức khả quan, củng cố vị thế của ASEAN như một điểm đến hấp dẫn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động.
Chiến lược giao dịch trên thị trường ngoại hối và hàng hóa quý IV năm 2024: Cơ hội vàng trong biến động toàn cầu
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Chiến lược giao dịch trên thị trường ngoại hối và hàng hóa quý IV năm 2024: Cơ hội vàng trong biến động toàn cầu

Quý III năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với đồng USD. Thị trường tài chính chứng kiến một sự chuyển biến ngoạn mục trong nhận định: từ kỳ vọng lãi suất Mỹ sẽ duy trì ở mức cao trong thời gian dài vào đầu quý, đến việc Fed bất ngờ khởi động chu kỳ nới lỏng tiền tệ vào tháng 9 với một đòn bẩy mạnh mẽ - cắt giảm 50 bps.
Mức 3,000 USD sẽ không phải là đích đến cuối cùng của vàng
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Mức 3,000 USD sẽ không phải là đích đến cuối cùng của vàng

Việc Fed cắt giảm 0.50 điểm phần trăm lãi suất điều hành đã đẩy giá vàng chạm mốc $2,620/ounce, và dự kiến đà tăng của vàng sẽ còn tiếp tục ​​do khả năng Fed tiếp tục cắt giảm lãi suất và nới lỏng định lượng. Tỷ lệ cơ sở tiền tệ so với vàng cũng cho thấy vàng đang bị định giá thấp. Thêm vào đó, căng thẳng địa chính trị, chẳng hạn như căng thẳng Mỹ-Trung-Nga và xung đột Trung Đông, có thể giúp giá vàng đạt mốc $5,200 vào năm 2025.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ