Trung Quốc sợ Donald Trump tái đắc cử tới mức nào?

Trung Quốc sợ Donald Trump tái đắc cử tới mức nào?

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

18:57 01/03/2024

Mức thuế 60% là một mối nguy đáng kể, nhưng Donald Trump vẫn nhận được sự ủng hộ ít nhiều từ nhóm theo chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc.

Nếu bạn muốn biết Trung Quốc cảm thấy ra sao về viễn cảnh Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ, hãy quan sát mạng xã hội tại quốc gia này. Trong vài tuần qua, mạng xã hội tại đây đã bắt đầu sôi sục với sự giận dữ và chế nhạo. Viễn cảnh Mỹ áp thuế trên 60% lên hàng hoá của Trung Quốc? “Áp nữa đi,” một người dùng Trung Quốc bình luận. “Tôi tò mò muốn biết người Mỹ bình thường sẽ sống ra sao với khoản thuế này.” Một số người dùng cho rằng Trump sẽ làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh. Một người dùng khác cho rằng thế giới sẽ “không bao giờ chung sống hoà bình" khi vẫn còn Trump. “Lão già này thật sự mất nhân tính,” một người dùng khác bình luận. “Ông ta cần bị trừ khử sớm.” Sự giận dữ này không chỉ được thấy ở trên mạng xã hội.

Khả năng Trump tái đắc cử cũng là chủ đề được bàn tán xôn xao trong giới tinh hoa Trung Quốc. Họ lo ngại việc Trump trở lại Nhà Trắng sẽ dẫn đến một cuộc chiến thương mại thậm chí còn căng thẳng hơn, với những thiệt hại khổng lồ về kinh tế. Nhưng họ cũng tin rằng thái độ khinh miệt của Trump với các liên minh (như lần gần nhất với NATO) có thể mang lại lợi ích truyền thông to lớn không kém, và làm suy yếu hệ thống an ninh do Mỹ lãnh đạo ở châu Á, giúp Trung Quốc có thể tự do tự tại với các vấn đề ở Đài Loan và hơn thế nữa. Một số người theo chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc đang cổ vũ cho những hành động của Trump, gọi ông là “đồng chí Chuan Jianguo", với Chuan là cách phiên âm từ tên họ của Trump, và Jianguo là “kiến quốc". Biệt danh này ám chỉ các phản ứng thái quá của Trump vô hình trung đang đóng góp tích cực cho sự phát triển của Trung Quốc.

Đối với Tập Cận Bình, những thay đổi có thể xuất hiện trong nhiệm kỳ tổng thống của Trump sẽ gây nhiều khó dễ trong việc đưa ra quyết định, ngay cả khi mối quan hệ giữa hai người đã có nhiều dấu hiệu khả quan sau nhiều lần gặp gỡ từ Bắc Kinh cho đến Mar-a-Lago - “biệt phủ" của Trump tại Florida. “Tôi rất quý Tập Chủ tịch,” Trump chia sẻ trên Fox News cách đây không lâu, “Ông là một người bằng hữu tốt trong thời gian tôi đương nhiệm.” Một mặt, nhiệm kỳ tổng thống của Trump từ 2017 đến 2021 đã chứng kiến sự thay đổi sâu sắc trong chính sách tại Mỹ. Chính quyền của Trump đã triển khai các chính sách thuế quan nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ và bảo vệ công ăn việc làm cho người dân. Họ đã tái định hình lại những cuộc tranh luận trong nước, trong đó Trung Quốc hiện ra như một đối thủ về chính trị, công nghệ, và quân sự.

Mặt khác, cách tiếp cận quản lý có hệ thống hơn của Biden đã gây ra một kiểu đe doạ khác đối với Trung Quốc so với những gì đã diễn ra trong nhiệm kỳ của Trump. Mỹ đã giữ nguyên mức thuế của Trump, và đồng thời xây dựng một hệ thống toàn diện để hạn chế dòng chảy công nghệ phương Tây sang Trung Quốc. Và bằng cách đầu tư vào các đối tác và liên minh an ninh, từ Úc, Ấn Độ, cho đến Philippines hay Hàn Quốc, Mỹ đã làm trẻ hoá hệ thống an ninh châu Á với nỗ lực ngăn chặn và kiềm chế Trung Quốc. Biden còn được biết đến với cái tên Shui Wang, hay “Vua ngủ" ở Trung Quốc. Nhưng dù có những hành động ôn hoà hơn Trump, Biden vẫn là một nhân vật mà Trung Quốc cần dè chừng trong nhiều khía cạnh.

Ảnh: The Economist

Phần lớn các tính toán của Tập Chủ tịch hiện nay là tìm ra những gì Trump có thể làm với Trung Quốc trong nhiệm kỳ tiếp theo. Ta có thể hình dung, sau 4 năm nắm quyền, khát vọng khôi phục nước Mỹ (Make America Great Again - MAGA) và đối đầu với Trung Quốc đang sôi sục. Và ta thử xem quan điểm của Robert Lighthizer, đại diện thương mại của Trump, người có thể giành lại được vị trí tối cao trong Nhà Trắng hiện nay. Trong giai đoạn từ năm 2017-2021, ông đã mở cuộc điều tra về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Trung Quốc, và viện dẫn Section 301 của Luật Thương mại Hoa Kỳ, cho phép tổng thống trừng phạt các đối tác thương mại đã “chơi xấu” nhằm tăng thuế. Mức thuế trung bình mà các doanh nghiệp Trung Quốc phải trả đã tăng 3% từ năm 2018 lên 21% vào cuối năm 2019, khi hai quốc gia đạt được thoả thuận đình chiến.

Quan điểm của ông Lighthizer vẫn có phần hằn học với Trung Quốc - một quốc gia với bản năng toàn trị, khi ông cho rằng Trung Quốc đang gây ra những mối nguy hiểm lớn hơn bao giờ hết. Trong cuốn sách được xuất bản vào năm ngoái, “No Trade is Free", ông cho rằng Trung Quốc là “mối đe doạ lớn nhất mà Hoa Kỳ và hệ thống chính phủ dân chủ tự do phương Tây phải đối mặt kể từ cuộc Cách mạng Mỹ.” Cuốn sách chứa đựng một số đề xuất cứng rắn, bao gồm sàng lọc các khoản đầu tư của Trung Quốc không chỉ vì lý do an ninh mà còn vì những “ảnh hưởng kinh tế trong dài hạn"; cấm bất kỳ doanh nghiệp Trung Quốc nào hoạt động ở Mỹ trừ khi có sự tiếp cận tương hỗ cho các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc; cũng như lệnh cấm TikTok, một ứng dụng giải trí của Trung Quốc.

Quan trọng hơn, ông Lighthizer đề xuất một đợt tăng thuế lớn nữa. Ông cho rằng mục tiêu hiện nay phải là “thương mại cân bằng" - nghĩa là không có thâm hụt thương mại hàng hoá nào cả. Năm ngoái, Trung Quốc vẫn có thặng dư với Mỹ gần 280 tỷ USD, giảm so với mức kỷ lục 419 tỷ USD vào năm 2018, nhưng không xa mức 347 tỷ USD trước khi Trump nhậm chức. Để khắc phục, ông Lighthizer kêu gọi xoá bỏ “một trong những sai lầm lớn nhất" trong lịch sử nước Mỹ: Quyết định tham gia “quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn” (PNTR) với Trung Quốc vào năm 2000. Điều này cho phép Trung Quốc trả mức thuế thấp tương tự như Mỹ đánh thuế hầu hết các đối tác thương mại của họ, thay vì một loạt thuế thay thế có mức cao hơn, xuất hiện trong “cột 2” trong biểu thuế của Mỹ - đứng cùng hàng với các quốc gia như Cuba, Bắc Triều Tiên, Nga, và Belarus.

Theo công ty tư vấn Oxford Economics, việc chấm dứt PNTR với Trung Quốc sẽ tăng thuế đối với hàng hoá Trung Quốc lên trung bình 61%, giả định rằng thuế quan Section 301 vẫn giữ nguyên. Đối với điện thoại di dộng Trung Quốc, thuế quan sẽ tăng từ 0% lên 70%. Thay vì giải quyết các mức thuế đang có tại cột 2, Mỹ có thể viết biểu thuế mới dành riêng cho Trung Quốc. Điều đó thậm chí có thể chặt chẽ hơn đối với một số mặt hàng (chẳng hạn như ô tô), nhưng ít hạn chế hơn đối với các sản phẩm khác được người tiêu dùng Mỹ yêu thích, chẳng hạn như iPhone của Apple.

Ông Tập sẽ bận rộn trong việc yêu cầu các cố vấn ước tính thiệt hại kinh tế có thể lớn đến đâu. Theo Goldman Sachs, vào giai đoạn đỉnh điểm, cuộc chiến thương mại đã làm giảm tới 0.8% GDP hàng quý của Trung Quốc, tương đương khoảng 40 tỷ USD hiện nay. Nhìn chung, hiệu ứng thương mại ròng sẽ đem đến tác động tiêu cực cho Trung Quốc và tích cực với Mỹ. Tuy nhiên, cuộc xung đột đã làm xói mòn thu nhập của cả người Trung Quốc và người Mỹ do giá cả tăng cao, làm gián đoạn thị trường tài chính ở mỗi quốc gia và dẫn đến sự bất ổn về chính sách, khiến chi tiêu của doanh nghiệp bị hạn chế. Trong các cuộc đàm phán với Trung Quốc, Trump thường có những phản ứng “vừa đấm vừa xoa", như ta có thể thấy, bằng những dòng tweet giận dữ và sau đó tự xoa dịu tình hình những bữa tối ngoại giao. Hành động của Trump đã làm thị trường toàn cầu e ngại.

Một cách khác để ước tính chi phí tiềm năng là phát triển mô hình (modelling). Theo Oxford Economics, việc bãi bỏ PNTR sẽ làm giảm tỷ lệ xuất khẩu dự kiến của Mỹ vơi shàng hoá xuất khẩu từ Trung Quốc, từ khoảng ⅕ theo các chính sách hiện hành xuống còn khoảng 3%. Có rất nhiều yếu tố cần xem xét trong các mô hình phân tích như thế này. Một trong số đó là liệu doanh nghiệp có tin rằng các mức thuế mới của Trump sẽ được duy trì sau khi ông kết thúc nhiệm kỳ hay không. Ngoài ra là một số linh kiện của Trung Quốc vẫn sẽ tìm cách để len lỏi vào thị trường Mỹ, gắn liền với hàng hoá được lắp ráp ở các quốc gia khác. Nền kinh tế và thị trường tài chính Trung Quốc đang trong tình trạng ảm đạm so với 2017, và ta không rõ Trung Quốc sẽ muốn phục thù ra sao, khi các hành động trả đũa trong nhiệm kỳ đầu tiên của Trump không thể khiến Mỹ chùn bước. Oxford Economics giả định rằng Trung Quốc sẽ tăng thuế trung bình khoảng 17 điểm phần trăm. Nhìn chung, mối quan hệ kinh tế thắm thiết giữa các siêu cường trước đây giờ chỉ còn là quá khứ.

Ảnh: The Economist

Dù sao đi nữa, các chính sách bế quan toả cảng mà các cố vấn của Trump dự tính sẽ ít nhiều gây thiệt hại sâu sắc cho nền kinh tế Trung Quốc. Các nghiên cứu của JaeBin Ahn và các nhà kinh tế khác tại IMF dự báo điều có thể xảy ra nếu thế giới chia theo các lĩnh vực kinh tế cạnh tranh với dòng vốn đầu tư trực tiếp hạn hẹp từ nước ngoài. Nếu những dòng vốn như vậy bị thu hẹp còn một nửa, chúng có thể làm thâm hụt 2% GDP của Trung Quốc, so với mức cơ bản giúp cho dòng vốn lưu thông tự do hơn. Một nghiên cứu khác của Carlos Góes thuộc Đại học California, San Diego và Eddy Bekers thuộc Tổ chức Thương mại Thế giới lập luận rằng việc tăng thuế khoảng 30% có thể làm giảm thu nhập của Trung Quốc hơn 5% vào năm 2040.

(Tận) bốn năm nữa?

Đánh giá về thương mại và thuế quan, có khả năng ông Tập ủng hộ chiến thẳng của Biden. Chính quyền Biden có thể sẽ mở rộng hạn chế nhập khẩu xe điện Trung Quốc, và cản trở hơn nữa dòng công nghệ tiên tiến của Mỹ sang Trung Quốc trong các lĩnh vực bao gồm chất bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI), và điện toán lượng tử. Tuy nhiên, khả năng gây ra cú sốc thương mại gây bất ổn sẽ thấp hơn nhiều so với thời của Trump.

Tuy nhiên, mối quan hệ Mỹ-Trung không chỉ bao gồm kinh tế, và chính ở đây, csc tính toán của ông Tập thể nghiêng về các lĩnh vực khác. Ông không hài lòng với trật tự thế giới do phương Tây lãnh đạo, và muốn biến Trung Quốc thành một trung tâm quyền lực thay thế. Mối quan hệ đầy sóng gió của Trump với các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á có thể làm suy yếu sự gắn kết của họ về chính sách Trung Quốc nếu Trump tái đắc cử. Những nhận xét khinh thường của Trump về NATO, bao gồm cả gợi ý gần đây rằng Mỹ sẽ không bảo vệ các đồng minh không chi tiêu đủ cho quốc phòng, đã được Trung Quốc để ý. Trung Quốc coi NATO như một di tích thời chiến tranh lạnh mà phương Tây sử dụng để duy trì thế thống trị của mình. Vì lý do tương tự, điều này tạo ra căng thẳng trong mối quan hệ của Mỹ với Nhật Bản và Hàn Quốc, chẳng hạn như việc Trump đe doạ rút quân Mỹ khỏi các quốc gia đó nếu chính phủ của họ không đồng ý tăng ngân sách duy trì các căn cứ quân sự.

Chính quyền Trump có thể gạt bỏ nỗ lực của ông Biden trong việc nuôi dưỡng các mối quan hệ với các đối tác châu Á. Trước sự thất vọng của Trung Quốc, Trump đã thành lập một nhóm mới, được gọi là Aukus, nhằm tăng cường hợp tác với Úc và Anh trong việc ứng phó với thách thức an ninh do hải quân Trung Quốc đặt ra ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Việc Trung Quốc cho rằng Ankus cũng “giống như NATO" là không chính xác. Tuy nhiên, Ankus chính xác liên quan đến các mối quan hệ hợp tác lâu dài, thay vì chỉ đơn thuần là các mối quan hệ giao dịch - điều mà Trump không thích.

Tương tự với vấn đề Đài Loan, Trump có thể nghiêng về phía Đại Lục nhiều hơn. Ông Biden đôi khi đã vượt ra ngoài khuôn khổ ngôn ngữ ngoại giao thông thường để thể hiện quan điểm của Mỹ về những cam kết với quốc đảo này. Ông đã nhiều lần nói rằng quân đội Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc xâm lược, và các trợ lý của ông phải rút lại bình luận trước phản ứng phẫn nộ từ Đại Lục. Trump không quá hào hứng với việc bảo vệ chủ quyền của Đài Loan. Trong hồi kỳ của mình, John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia của Trump vào năm 2018-2019 trước khi chia tay trong cay đắng, đã viết về việc Trump “cằn nhằn" về việc bán vũ khí cho Đài Loan. Trump tỏ ra “khó chịu" với Đài Loan, ông Bolton chia sẻ, đồng thời cho rằng vị cựu Tổng thống thiếu cam kết với một “đồng minh dân chủ".

Trên hết, ông Tập muốn sự ổn định. Quan điểm của các học giả Trung Quốc có lẽ phản ánh suy nghĩ chính thức của quốc gia này. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền thông nhà nước hồi tháng 1, Yan Xuetong của Đại học Thanh Hoa cho biết các ứng viên sẽ cạnh tranh để thể hiện xem “ai chống Trung Quốc nhiều hơn": “Nếu chúng ta muốn ngăn chặn sự đối đầu giữa hai bên bùng phát kiểm soát và leo thang thành xung đột, Trung Quốc cần có những nước đi chủ động trước.” Cách tiếp cận của ông Biden với Trung Quốc có thể dễ đoán hơn, nhưng sẽ được tổ chức và thực thi tốt hơn, và có thể là một mối đe doạ lớn trong tương lai. Khả năng tạo ra sự hỗn loạn và thái độ cực đoan của Trump có thể tạo cơ hội cho Trung Quốc vượt qua Mỹ, nhưng cũng mang đến sự bất ổn mà Trung Quốc e ngại.

Liệu có một lối thoát giúp các siêu cường không phải đối đầu nhau? Wu Xinbo từ Đại học Phúc Đán cho rằng ông Biden mang lại hy vọng cho mối quan hệ Trung-Mỹ. Trong một bài viết được đăng tải trên Internet, ông mô tả Trump là người “theo chủ nghĩa đơn phương", ít viện cầu tới Trung Quốc. Ông Wu viết: “Nhưng Biden vẫn hy vọng duy trì vị thế thống trị của Mỹ trên thế giới. Chừng nào Mỹ còn muốn đứng ra giải quyết các vấn đề toàn cầu thì quốc gia này sẽ không thể làm được nếu không hợp tác với Trung Quốc.” Tuy nhiên, trong bối cảnh quân đội đang tăng cường và quan hệ thương mại đang rạn nứt, sự lạc quan như vậy là xa xỉ. Ông Tập sẽ theo dõi chặt chẽ hoạt động kiểm phiếu vào tháng 11: Hai ứng cử viên có khả năng sẽ đặt ra cho Trung Quốc những thách thức rất khác. Nhưng ngay cả khi chờ đợi kết quả, ông Tập sẽ biết rằng dù nền chính trị Mỹ có bị chia rẽ tới đâu, sự thù địch với Trung Quốc vẫn ăn sâu bám rễ trong các đảng phái. Đối với ông Tập và đối với nước Mỹ, chu kỳ bầu cử là một phần của cuộc đấu tranh trường kỳ.

The Economist

Broker listing

Cùng chuyên mục

Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 10: Bitcoin vẫn giao dịch trên ngưỡng $60,000 sau dữ liệu việc làm tích cực từ Mỹ
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 10: Bitcoin vẫn giao dịch trên ngưỡng $60,000 sau dữ liệu việc làm tích cực từ Mỹ

Bitcoin đã chạm mức $64,000 USD vào hôm qua sau khi dữ liệu việc làm khả quan tại Mỹ xua tan lo ngại về suy thoái. Trong khi đó, Bitwise đã nộp đơn xin thành lập quỹ ETF XRP giao ngay, trong khi SEC Hoa Kỳ kháng cáo khoản tiền phạt 125 triệu USD trong cuộc chiến pháp lý kéo dài bốn năm với nhà phát hành XRP. Ripple và Kraken đã ra mắt một nền tảng phái sinh tại Bermuda.
Vai trò mới của chính sách tiền tệ
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Vai trò mới của chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ đang ngày càng được phát triển trở thành một công cụ quan trọng để giảm mức chi phí lãi vay cần được chi trả cho nợ chính phủ, từ đó cho phép các biện pháp kích thích tài khóa trở nên tập trung hơn vào mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Triển vọng thị trường trong tuần tới ra sao?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Triển vọng thị trường trong tuần tới ra sao?

Báo cáo việc làm mạnh mẽ của Mỹ tuần này đã khiến thị trường ngày càng tin vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất ở mức 25 điểm cơ bản thay vì 50 như trước đó. Trong khi đó, căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông đẩy giá dầu và tài sản trú ẩn tăng cao. Dữ liệu lạm phát của Mỹ sắp tới và quyết định lãi suất của RBNZ là tâm điểm của thị trường cho tuần tới
Giải mã làn sóng phi toàn cầu hóa
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Giải mã làn sóng phi toàn cầu hóa

Thương mại quốc tế đã tăng trưởng chậm hơn nền kinh tế toàn cầu trong hơn 15 năm qua. Hiện tượng này, thường được gọi là phi toàn cầu hóa, chủ yếu là do sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Sự thay đổi trong các hành lang thương mại toàn cầu một phần cũng đến từ căng thẳng địa chính trị của các quốc gia với Trung Quốc.
Thị trường nào sẽ biến động? Chính sách của Mỹ đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Tạ Thị Giang

Tạ Thị Giang

Junior Analyst

Thị trường nào sẽ biến động? Chính sách của Mỹ đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Cổ phiếu Mỹ đã vượt trội so với phần còn lại của thế giới trong suốt 15 năm qua, với sự chênh lệch về định giá ngày càng tăng. Nếu chính sách thương mại và thuế của Mỹ không thay đổi, việc cắt giảm lãi suất của Fed có thể khiến đồng USD giảm bớt sức mạnh, mang lại lợi ích cho phần còn lại của thế giới. Ngược lại, do việc nới lỏng chính sách tiền tệ của Fed đã được tính vào định giá thị trường trái phiếu, khả năng cao đồng USD sẽ tăng trở lại nếu các chính sách thương mại và thuế của Mỹ tiếp tục theo hướng mà Trump đề ra.
Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN và Việt Nam trong quý IV năm 2024
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN và Việt Nam trong quý IV năm 2024

Khối ASEAN đang tỏa sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu với ba năm liên tiếp thiết lập kỷ lục về dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tổng kim ngạch thương mại. Khi tiến gần đến cột mốc 60 năm thành lập vào năm 2027, triển vọng của khối vẫn hết sức khả quan, củng cố vị thế của ASEAN như một điểm đến hấp dẫn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ