Trung Quốc ‘thiếu hụt khổng lồ’ theo thỏa thuận thương mại với Mỹ

Trung Quốc ‘thiếu hụt khổng lồ’ theo thỏa thuận thương mại với Mỹ

16:03 09/02/2022

Xuất khẩu hàng hóa của Mỹ sang Trung Quốc giảm trong tháng 12, khiến khoản thiếu hụt của Bắc Kinh theo cam kết trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 ngày càng “khổng lồ”.

Cơ quan Thống kê Mỹ ngày 8/2 cho biết thâm hụt thương mại hàng hóa năm 2021 của nước này với Trung Quốc tăng 45 tỷ USD, tương đương 14,5%, lên 355,3 tỷ USD, cao nhất kể từ kỷ lục 418,2 tỷ USD hồi năm 2018.

Chênh lệch của năm 2020 là 310,3 tỷ USD, thấp nhất 10 năm vì ảnh hưởng từ các lệnh phong tỏa liên quan Covid-19.

Thâm hụt thương mại toàn cầu của Mỹ năm 2021 tăng 27% lên kỷ lục 859,1 tỷ USD do các doanh nghiệp tái bổ sung hàng dự trữ để đáp ứng lực cầu bùng nổ.

Số liệu trên cho thấy Trung Quốc đến lúc này vẫn chưa thực hiện được cam kết mua thêm 200 tỷ USD nông sản và hàng hóa sản xuất, năng lượng và dịch vụ từ Mỹ so với mức năm 2017 – năm trước khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới rơi vào thương chiến. Cam kết này là tiêu điểm trong thỏa thương mại giai đoạn 1 của Mỹ dưới thời Donald Trump với Trung Quốc ký hồi tháng 1/2020, giúp hạ nhiệt căng thẳng.

Phân tích của chuyên gia kinh tế Chad Bown, Viện Peterson về Kinh tế Quốc tế, cho thấy Trung Quốc chỉ đạt 57% mục tiêu mua thêm hàng hóa cho hai năm 2020 và 2021.

“Trung Quốc coi như không thực hiện được phần nào trong cam kết mua thêm 200 tỷ USD hàng hóa”, Bown nhận định.

Người phát ngôn đại sứ quán Trung Quốc tại Washington Liu Pengyu tuần trước cho biết Bắc Kinh đang nỗ lực thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 “bất chấp ảnh hưởng từ Covid-19, suy thoái toàn cầu và gián đoạn chuỗi cung ứng”.

“Thỏa thuận giai đoạn 1 mang lại lợi ích cho Trung Quốc, Mỹ và cả thế giới”, Liu bổ sung.

Link gốc tại đây.

Theo NDH

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ