Việc thắt chặt của Fed sẽ ảnh hưởng đến thế giới ra sao
Trần Minh Khoa
Junior Analyst
Fed có sức ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Theo Bundesbank, vẫn có những phương pháp mà các ngân hàng trung ương có thể giảm mức độ ảnh hưởng của việc thắt chặt của Fed bây giờ.
Dễ thấy, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là một lý do chính dẫn tới những những biến động của nền kinh tế vĩ mô toàn cầu trong năm nay.
Các ngân hàng trung ương khác sẽ thường phải điều chỉnh sau những hành động của Fed để bảo vệ giá trị đồng tiền trong nước (“cuộc chiến tranh tiền tệ đảo ngược” đã trở nên quá nổi bật trong năm nay).
Một bài báo nghiên cứu của ngân hàng Bundesbank được công bố vào thứ Hai tuần trước đã nêu lên những vấn đề tiềm ẩn của việc tăng lãi suất. Các tác giả Johannes Beutel, Lorenz Emter, Norbert Metiu, Esteban Prieto và Yves Schüler viết rằng những rủi ro đuôi của việc thắt chặt tài chính đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng, thế nhưng:
“. . . Vẫn còn nhiều câu hỏi ít khi được chú tâm đến. Những thay đổi bất ngờ trong điều kiện tài chính và chính sách tiền tệ của Mỹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế vĩ mô ở các quốc gia khác? Liệu những quốc gia nào sẽ dễ bị ảnh hưởng nhất?"
Sử dụng mô hình Bayesian VAR trên dữ liệu từ 44 quốc gia, cũng như nghiên cứu tác động lên GDP và các loại thuế và phí lên trái phiếu chính phủ, họ nhận thấy:
- Một sự thắt chặt ngoại sinh trong các điều kiện tài chính của Mỹ sẽ làm tăng rủi ro đuôi của nền kinh tế vĩ mô toàn cầu
- Việc thắt chặt bất ngờ trong chính sách tiền tệ của Mỹ cũng có tác động lớn hơn đến những nước với tăng trưởng kinh tế thấp hơn.
- Một số đặc điểm nội tại của những quốc gia với mức tăng trưởng thấp có ý nghĩa quan trọng lên mức độ bị ảnh hưởng bởi Fed
Nói tóm gọn thì đồng đô la có một sức tàn phá rất kinh khủng.
Ảnh hưởng của cú sốc lên 10% những nước với tăng trưởng GDP cao nhất là dương và ít rõ rệt hơn so với mức ảnh hưởng trung bình đối với toàn mẫu. Ngược lại, cú sốc có ảnh hưởng lên 10% những nước với tăng trưởng GDP thấp nhất về cơ bản là âm và lớn hơn nhiều so với mức trung bình. Sau bốn quý, những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất chịu sự ảnh hưởng mạnh hơn khoảng bốn lần so với mức trung bình. (Xem biểu đồ dưới)
Biểu đồ thể hiện tác động của cú sốc kinh tế của Mỹ lên các nước khác. (Đường màu đỏ thể hiện ảnh hưởng lên 10% những nước với tăng trưởng GDP cao nhất, màu đen thể hiện mức trung bình và màu xanh thể hiện ảnh hưởng lên 10% những nước với tăng trưởng GDP thấp nhất)
Dễ nhận thấy thì những bên bị ảnh hưởng nhiều nhất đã phải chịu tăng trưởng kinh tế chậm lại rất nhiều so với mức trung bình. Cụ thể hơn, điểm chung của các nước này là những khoản nợ ngoại tệ rất lớn, tỷ giá hối đoái cố định và lượng đòn bẩy trong nước cao.
Các nhà nghiên cứu cho rằng lá chắn tốt nhất chính là thiết lập một hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi:
“Nhận xét những nước với tăng trưởng thấp, chúng tôi nhận thấy rằng các quốc gia có một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn thể hiện một phản ứng ít tiêu cực hơn đối với một cú sốc tài chính của Hoa Kỳ... Cơ chế này chi phối bất kỳ tác động tiềm ẩn nào của một chế độ tỉ giá đối hoại cố định, ngăn nền kinh tế khỏi những biến động lớn về tỷ giá hối đoái. "
Điều thú vị ở đây dường như là việc có những điểm yếu này lại là một vấn đề đối với những bên đang đau khổ nhất.
Hoặc, theo những tác giả từ bài nghiên cứu từ Bundesbank trên:
“Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng phản ứng lên GDP thay đổi một cách có hệ thống với các đặc điểm nhất định của những quốc gia với mức tăng trưởng thấp, nhưng không phải ở mức trung bình. Do đó, các nhà hoạch định chính sách lo ngại về khả năng của một mức tăng trưởng sản lượng âm lớn nên đặc biệt chú ý đến các lựa chọn chính sách khiến nền kinh tế của họ phải đối mặt với rủi ro đuôi của tăng trưởng GDP do các cú sốc bên ngoài. ”
Financial Times