Cách Ngân hàng Trung ương đã, đang và sẽ tiếp tục cứu thế giới

Cách Ngân hàng Trung ương đã, đang và sẽ tiếp tục cứu thế giới

Nguyễn Phương Anh

Nguyễn Phương Anh

Junior Analyst

16:51 05/01/2024

Mặc dù không có nhiều các chuyên gia tài chính có thể am hiểu sâu sắc tới các loại tàu sân bay hay xe tăng, nhưng khi an ninh quốc gia bị đe doạ, họ trở thành những nhân tố sống còn giống như các loại vũ khí hay như những lực lượng quân đội.

Dưới góc nhìn của các nhà đầu cơ giá lên, thị trường ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới đã được kiểm soát bởi các ngân hàng trung ương. Sau các chỉ trích gần đây khi đã để giá tăng vọt, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell và các đồng nghiệp lại được ca ngợi như một “vị cứu tinh" của thế giới. Nhưng có lẽ ngay cả với những người dành lời tán dương nhiệt thành nhất, họ chưa chắc đã hiểu nhận định của mình đúng đến đâu.

Cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn chưa xảy ra theo dự đoán, lạm phát thì giảm nhanh, và việc cắt giảm lãi suất vẫn đang nằm trong dự kiến. Dù tình hình vẫn đang tiếp diễn suôn sẻ, đây vẫn chưa phải lúc để các ông trùm tài chính có thể nghỉ ngơi. Ở vị trí của họ, nhiệm vụ dường như không bao giờ kết thúc. Các ngân hàng trung ương sẽ dần chiếm vị trí quan trọng hơn bao giờ hết trong đời sống kinh tế và an ninh của các quốc gia, như lịch sử đã chứng minh.

Điều chúng ta thường bỏ qua khi thảo luận về các mục tiêu lạm phát và tăng trưởng việc làm là vai trò của những người quản lý tiền tệ thuộc nhà nước, cũng như tiềm năng của họ trong việc giải cứu các cuộc khủng hoảng trong tương lai. Đó có thể là những vấn đề trong lĩnh vực tài chính, y tế công cộng hay thậm chí liên quan tới đại chiến lược của một siêu cường. Những can thiệp của ngân hàng trung ương thường được coi là một phản ứng trước các điều kiện trên kinh tế hoặc thị trường, hoặc để thực hiện trách nhiệm truyền thống của người cho vay cuối cùng. Và tác động của họ tới khả năng của nhà nước trong việc cung cấp các nguồn lực cơ bản cho cấu trúc xã hội là rất lớn.

Cuộc khủng hoảng thế chấp dưới chuẩn năm 2008, cuộc khủng hoảng nợ đồng euro, và giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch Covid-19 chỉ là những ví dụ gần đây về việc các ngân hàng trung ương lớn đã tạo ra những thay đổi khổng lồ. Ở châu Á, sẽ có rất nhiều thử thách tiềm ẩn trong những năm tới về khả năng quản lý của tầng lớp chính trị khi không có sự hậu thuẫn tiền tệ: Liệu Jakarta có thể thúc đẩy Ngân hàng Indonesia một lần nữa trực tiếp tài trợ cho ngân sách không? Làm thế nào mà Nhật Bản, quốc gia trong nhiều thập kỷ được hưởng nguồn tiền cực rẻ, có thể chi trả cho khoản chi tiêu khổng lồ từ quốc phòng? Ngân hàng Negara Malaysia thậm chí còn hoạt động trong lĩnh vực hàng không vào thập niên 90s của thế kỷ trước.

Nhìn rộng hơn, một bài báo gần đây của Will Bateman, Phó Giáo sư tại Đại học Quốc gia Úc, đã mô tả cách những người tiền nhiệm của Powell đứng đằng sau chính sách tài khoá ở những thời điểm quan trọng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các mục tiêu rộng lớn hơn. Lãi suất đã được giữ nguyên ở mức thấp một cách hiệu quả trong Thế chiến II, và ở một thế hệ trước đó, Fed đã bão lãnh thành công cho khoản chi tiêu thời chiến của Tổng thống Woodrow Wilson. Lo ngại về tham vọng lãnh thổ của Đức ở Caribe, Mỹ đã mua Tây Ấn thuộc Đan Mạch - sau này là Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ - từ Đan Mạch vào năm 1917. Nếu không có sự bơm tiền từ Fed vào Kho bạc, thương vụ mua bán này sẽ thất bại.

Năm 1958, Dwight Eisenhower phái quân tới Lebanon để hỗ trợ dập tắt một cuộc nổi dậy mà Nhà Trắng khẳng định là do Liên Xô và Gamal Abdel Nasser, nhà lãnh đạo Ai Cập được coi là kẻ gây rối cánh tả, xúi giục. Bateman viết: “Các nhà đầu tư, lo lắng về một cuộc xung đột rộng hơn với Moscow, đã trở nên thận trọng và hoạt động tái cấp vốn của Kho bạc phải đối mặt với sự sụp đổ nếu không có sự can thiệp trực tiếp của Fed”. Sau cuộc xâm lược Campuchia của Richard Nixon vào năm 1970, Fed buộc phải giải cứu một khoản tái cấp vốn khác.

Cho dù kết quả sau cùng thành công hay thất bại, Fed vẫn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động quốc gia của Hoa Kỳ. Chúng ta không cần quá khắt khe với các hành động của Fed và ngân hàng trung ương trong quá khứ, cho dù trong hiện tại, các lãnh đạo của ngân hàng trung ương đã tỏ ra cảnh giác trước các quyết định dường như quá tầm với vai trò của họ.

Lịch sử cho thấy các ngân hàng trung ương nên được coi như một loại tài sản có giá trị địa chính trị cao, theo Bateman chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn. Ông nói: “Bạn không thể thực hiện bất kỳ hình thức đầu tư quân sự, kiểm soát tiền tệ, kiểm soát xuất nhập khẩu, thực hiện các chương trình an ninh lương thực, bảo hiểm xã hội, hay bất kỳ chính sách địa kinh tế nào nếu không có một cơ chế ổn định được quản lý bởi cơ quan tiền tệ. Bạn không thể làm được bất kỳ điều gì phía trên nếu không có trung gian tài chính giữa kho bạc và các chủ nợ tư nhân.”

Fed đặt ra lộ trình, và họ không đơn độc. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Christine Lagarde đã cố gắng phát triển khung chính sách cho thời đại cạnh tranh ngày càng cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trong bài phát biểu hồi tháng 4 tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, bà cảnh báo rằng việc nền kinh tế toàn cầu đang bị phân mảnh và chuỗi cung ứng bị rạn nứt đòi hỏi một cách tiếp cận mới trong hoạch định chính sách. Sự chia rẽ về địa chính trị kêu gọi sự gắn kết lớn hơn giữa các nhánh của chính phủ. Lagarde đã cẩn thận không kêu gọi sự kết hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ. Bà coi thử thách này là một trong những sự phụ thuộc lẫn nhau (interdependence).

Thật khó để chúng ta có thể nhìn xa hơn những vấn đề trước mắt. Và nhìn chung, các ngân hàng trung ương đã mắc kẹt trong công cuộc đan xen của mình, kể từ khi giá cả tăng vọt đòi hỏi họ phải nỗ lực ngăn chặn lạm phát và các nhiệm vụ khác. Bất cứ rủi ro tiềm tàng khi thực hiện nhiệm vụ đều được giữ bí mật. Fed thậm chí còn đi xa hơn vào tháng 1 năm ngoái khi tuyên bố rằng họ không tham gia vào việc đưa ra chính sách về khí hậu. Powell có thể đã muốn tránh châm ngòi cho các cuộc thảo luận ở phe Cộng hòa cực hữu mới chiếm đa số tại Hạ viện. Nhưng chỉ vài năm trước, Fed đã nỗ lực giải cứu thế giới khi nền kinh tế toàn cầu đóng cửa để đối phó với Covid, bằng một loạt biện pháp triệt để vô tiền khoáng hậu. Mặc dù họ có thể đã giải cứu thế giới theo nghĩa hẹp, nhưng về mặt nào đó, họ đã quay trở lại vai trò lịch sử của mình, hỗ trợ các cơ quan tài chính hoàn thành mục tiêu quốc gia.

Nếu bạn đang lo lắng về viễn cảnh xung đột kéo dài ở Trung Đông, Ukraine hoặc các cuộc bầu cử ở các quốc gia tiếp theo diễn ra sai lầm, bạn có thể ngủ ngon hơn một chút khi biết rằng lịch sử có đầy rẫy những ví dụ về những ông trùm tiền bạc đã làm bất cứ điều gì có thể, để thực hành theo câu nói nổi tiếng của Draghi Mario. Đây không phải bài học khô khan về lý thuyết kinh tế lượng. Đây là thời điểm ta sẽ thấy các chủ thể lãnh đạo quốc gia can thiệp nhiều hơn vào thị trường tài chính.

Bloomberg

Broker listing

Cùng chuyên mục

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Làm thế nào để được Trump tuyển dụng?

Sau chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - khi còn là một ngôi sao truyền hình thay vì một cựu tổng thống – ông Donald Trump đã điều hành quá trình chuyển giao Nhà Trắng như thể đó là một tập phim gay cấn của "The Apprentice".
Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Trump 2.0: Điều gì đang chờ đợi Đông Nam Á?

Đông Nam Á có thể sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình nghị sự đối ngoại của ông Trump, nhưng khu vực này cần phải có chiến lược đối phó với các lập trường về thương mại và an ninh của Tổng thống đắc cử, cũng như cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông.
Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Nhịp đập kinh tế Trung Quốc: Con đường phục hồi chông gai và những thách thức còn bỏ ngỏ

Báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 10 của Trung Quốc cho thấy bức tranh tương đối phức tạp. Điểm sáng đến từ tăng trưởng doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng, trong khi đó sản xuất công nghiệp và đầu tư bất động sản lại có dấu hiệu chậm lại. Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng đầu tư tài sản cố định (tính từ đầu năm) duy trì ổn định so với tháng trước.
Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Kinh tế Châu Âu tăng trưởng chậm lại, ECB tiếp tục cắt giảm lãi suất

Chỉ số PMI, một chỉ báo kinh tế quan trọng của khu vực eurozone, đang tiến gần ngưỡng suy thoái trong tháng thứ hai liên tiếp. Do đó, chúng tôi đã hạ dự báo tăng trưởng cho nửa cuối mùa đông. Thêm vào đó, do lạm phát có khả năng giảm nhờ giá năng lượng thấp hơn, chúng tôi dự kiến ECB sẽ có thêm 5 đợt cắt giảm lãi suất (lãi suất tiền gửi giữa năm 2025: 2.0%). Trong khi đó, kinh tế Mỹ vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ