Làm thế nào để thực sự hiểu đúng về lạm phát?
Lê Hải Linh
Junior Analyst
Fed, các nhà đầu tư và người tiêu dùng đã dành cả năm ngoái để điều hướng lạm phát cao bất thường. Tất cả chúng ta đều mong đợi nó nguôi đi, vì vậy nên có những câu hỏi được đặt ra về cách đo lường, điều gì thúc đẩy lạm phát và nó tác động như thế nào đến danh mục đầu tư.
Lạm phát đo lường mức độ tăng giá của hàng hóa và dịch vụ. Phải chi trả cao hơn cho những gì chúng ta tiêu thụ chắc chắn không phải điều ta mong muốn, nhưng một số mức lạm phát có lợi cho nền kinh tế nói chung. Nếu không có lạm phát, chúng ta có nguy cơ giảm phát. Giảm phát có hại cho tăng trưởng kinh tế vì nó có thể khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp từ bỏ việc mua hàng với kỳ vọng giá sẽ giảm sau đó.
Một số ngân hàng trung ương trên thế giới, bao gồm Cục Dự trữ Liên bang, đặt mục tiêu tỷ lệ lạm phát 2% để giúp đảm bảo nền kinh tế tránh giảm phát. Mặt khác, lạm phát cao bất ngờ hoặc hay biến động cũng là điều không mong muốn vì nó tạo ra sự không chắc chắn và có thể dẫn đến việc phân bổ sai các nguồn lực kinh tế.
Với việc theo dõi cẩn thận, có một số chỉ số cung cấp cái nhìn sâu sắc về lạm phát và ảnh hưởng của nó.
Lạm phát được đo lường như thế nào?
Lạm phát trả lời cho câu hỏi, 'Giá cả đang tăng lên bao nhiêu?', có một số cách - hoặc chỉ báo - để đo lường việc này.
Hai biện pháp phổ biến nhất là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE). Cả hai đều theo dõi mức tăng giá đối với một rổ hàng hóa và dịch vụ nhằm đại diện cho việc mua hàng của một người tiêu dùng điển hình. Hai chỉ số thường di chuyển theo những hướng giống nhau nhưng khác nhau vì một vài lý do.
Chỉ số giá tiêu dùng: đo lường chi tiêu cho một nhóm hàng hóa và dịch vụ cụ thể từ quan điểm của người tiêu dùng. Những điều cần lưu ý về CPI:
- Dựa trên cuộc khảo sát người tiêu dùng do Cục Thống kê Lao động biên soạn
- Dữ liệu CPI có xu hướng ít bị sửa đổi và do đó được sử dụng nhiều hơn cho các mục đích về dự luật/ văn bản, chẳng hạn như tuyên bố chính sách đầu tư, lập chỉ mục hợp đồng và làm tài liệu tham khảo cho Chứng khoán Bảo vệ Lạm phát Kho bạc (TIPS)
Chỉ số giá Chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) thường được coi là thước đo lạm phát đại diện và toàn diện nhất. Những điều cần lưu ý về PCE:
- PCE dựa trên một cuộc khảo sát các doanh nghiệp do Cục phân tích kinh tế biên soạn.
- PCE được tính dựng trên những hiệu ứng thay thế (tức là người tiêu dùng chuyển tiêu dùng từ mặt hàng này sang mặt hàng khác khi giá tương đối thay đổi). Ví dụ, giá thịt gà tăng nhanh có thể dẫn đến việc người tiêu dùng lựa chọn thịt bò thay vì thịt gà. PCE giải thích cho những thay đổi trong hành vi này.
- Các hiệu ứng thay thế là lý do chính khiến Fed sử dụng chỉ báo PCE khi xây dựng chính sách tiền tệ của mình.
Kết quả của những khác biệt trong tính toán này là hàng hóa và dịch vụ riêng lẻ có trọng số khác nhau trong các chỉ số khác nhau. Ví dụ, giao thông vận tải chiếm tỷ trọng lớn hơn trong chỉ số CPI, trong khi y tế là một thành phần lớn hơn trong chỉ số PCE. Hãy xem những khác biệt này dẫn đến các phép đo lạm phát khác nhau như thế nào:
Chỉ số lạm phát 'Lõi' có nghĩa là gì
CPI và PCE đều có chỉ số “cốt lõi” loại bỏ tác động của thực phẩm và năng lượng. Điều này được thực hiện bởi vì thực phẩm và năng lượng có xu hướng dễ biến động hơn so với các thành phần khác của chỉ số giá.
Một phần lớn biến động của thực phẩm và năng lượng có thể liên quan đến các yếu tố bên ngoài và chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn. Ví như đợt thu hoạch vụ mùa hoặc thay đổi nguồn cung dầu từ OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) là hai ví dụ chính.
Nhìn chung, lạm phát lõi giúp ta hiểu được rằng các nhân tố của lạm phát được hình thành một cách vững chắc và nó phù hợp cho các ngân hàng trung ương khi xây dựng chính sách. Bạn sẽ thường thấy Chỉ số PCE lõi được các quan chức Fed trích dẫn khi đo lường hoặc dự báo lạm phát. Tuy nhiên, thực phẩm và năng lượng là những thành phần quan trọng của tiêu dùng, vì vậy chúng sẽ không bị các nhà hoạch định chính sách bỏ qua hoàn toàn.
Vai trò của CPI trong việc đo lường lạm phát
Để nấc thang đo lường lạm phát thêm kiên cố, có một chỉ số khác được sử dụng để ước tính trực tiếp và đồng nhất hơn - CPI theo giá cố định.
CPI Giá cố định (bao gồm cả giá chính và không chính) do Fed Atlanta công bố và bao gồm các mặt hàng ít thay đổi giá. Các mặt hàng có giá thay đổi thường xuyên hơn được dán nhãn và phản ánh trong CPI linh hoạt.
Lạm phát tương lai: CPI ngành dịch vụ và thị trường lao động
Các phép đo lạm phát phổ biến đều là các chỉ số trễ - nghĩa là chúng phản ánh những gì đã xảy ra trong quá khứ. Vì vậy, làm thế nào để chúng ta đánh giá lạm phát trong tương lai? Trước mắt là nắm được những ngành và lĩnh vực nào của nền kinh tế đang có mức tăng giá nhanh nhất.
Ngày nay, các nhà hoạch định chính sách đang theo dõi sát sao CPI ngành Dịch vụ. Gần đây, nó vẫn ở mức cao, ngay cả khi lạm phát hàng hóa đã giảm xuống. Để hiểu lý do tại sao, chúng tôi xem xét tăng trưởng tiền lương và thị trường lao động. Lao động là đầu vào quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp và đặc biệt quan trọng đối với ngành dịch vụ; do đó, CPI ngành dịch vụ được liên kết chặt chẽ với tăng trưởng tiền lương.
Ngày nay, tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức khá thấp và cơ hội việc làm cao. Sự năng động của thị trường này rất quan trọng vì nó mang lại cho người lao động khả năng yêu cầu mức lương cao hơn. Tuy nhiên, chúng tôi bắt đầu nhận thấy sự suy yếu xuất hiện, đặc biệt là ở số lượng cơ hội việc làm - điều này có thể cung cấp một “van xả” cho áp lực lạm phát.
Tác động của lạm phát đến danh mục đầu tư
Nhiều nhà đầu tư đang thắc mắc lạm phát cao ảnh hưởng đến danh mục đầu tư của họ như thế nào. Vào cuối ngày, các nhà đầu tư quan tâm đến lợi nhuận thực tế (lợi nhuận sau khi trừ đi lạm phát), vì điều này thể hiện sức mua của danh mục đầu tư của họ. Trong thời kỳ lạm phát cao bất ngờ, lợi nhuận thực có thể khó đạt được.
Trái phiếu thường không bảo vệ khỏi lạm phát vì mọi người chỉ được trả một khoản lãi cố định trong suốt thời hạn của trái phiếu và lạm phát làm xói mòn giá trị thực của các khoản thanh toán lãi suất trong tương lai. Cổ phiếu cũng có thể bị ảnh hưởng trong thời kỳ lạm phát vì lạm phát cao làm giảm tâm lý và chi tiêu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, mặt tích cực của cổ phiếu là các công ty có thể chuyển một số chi phí tăng lên cho người tiêu dùng. Chính trong thời kỳ lạm phát, các công ty có loại quyền định giá này đặc biệt có giá trị.
Với lạm phát cao đạt đến một điểm nhất định, các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất để giảm lạm phát. Chúng ta đã chứng kiến điều này xảy ra trong suốt năm 2022 khi Fed thông qua các đợt tăng liên tiếp Lãi suất quỹ của Fed nhằm nỗ lực chống lạm phát. Tuy nhiên, điều này không phải là không có rủi ro và thường tạo ra thiệt hại kinh tế (tức là suy thoái kinh tế). Khi điều này xảy ra, trái phiếu sẽ trở lại đóng vai trò phòng thủ truyền thống, cung cấp một vùng đệm tiềm năng cho lợi nhuận âm trong cổ phiếu.
Seekingalpha