Thêm một tháng thị trường chứng kiến sự bất ngờ về đà tăng của lạm phát. Cả CPI (0.6%) và CPI cơ bản (0.7%) đều vượt mức dự báo hàng tháng 0.5%. Trước đó CPI so với cùng kỳ năm ngoái cũng tăng 0.5%.
EUR/USD đang giảm dần do các nhà đầu tư lo ngại lạm phát tại Mỹ tăng cao hơn. Đồng thời, ECB sẽ không thay đổi chính sách của mình và nâng cấp các dự báo về nền kinh tế. Yohay Elam, một Nhà phân tích tại FXStreet, cho rằng tỷ giá đầu tiên sẽ giảm nhưng sau đó sẽ tăng lên.
Phần bù rủi ro đối với trái phiếu doanh nghiệp đồng euro dường như sẽ không bị ảnh hưởng nhiều với ngay cả trường hợp xấu nhất tại cuộc họp ECB hôm thứ Năm vì bất kỳ thay đổi nào đối với tốc độ của QE cũng sẽ nhắm đến chương trình mua trái phiếu ít quan trọng nhất.
Chương trình nới lỏng định lượng của Fed ban đầu có hiệu quả, nhưng khi kinh tế mở cửa trở lại và việc QE không còn cần thiết, Fed vẫn cố chấp tiếp tục bơm ra hàng trăm tỷ đô. Nhưng lần này, thị trường đang phản ứng trước sự cứng đầu của Fed.
Chỉ số S&P 500 sẽ tiến tới mốc 4,500 trong Quý III, một phần vì đây có vẻ là giao dịch được nhiều người ủng hộ nhất. Trái phiếu, tiền tệ, hàng hóa và thậm chí cả tiền điện tử trông như thể chúng đang tiến vào một thời kỳ giao dịch trong biên độ, sau những biến động lớn vào đầu năm nay. Điều đó sẽ khuyến khích các nhà giao dịch chuyển vốn rủi ro dư thừa sang cổ phiếu.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc nhấn mạnh rủi ro khi lạm phát tăng cao hơn và mất cân bằng tài chính làm ảnh hưởng đến tăng trưởng. Đồng thời, BoK cũng nhắc lại cam kết giữ chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời điểm hiện tại.
Suốt từ đầu tuần đến nay, thị trường ngoại hối diễn ra khá trầm lắng và trải qua tình trạng tỷ giá dao động quanh biên độ hẹp. Nguyên nhân là bởi tất cả các bên đều đang “nín thở” chờ đợi số liệu CPI tháng Năm của Mỹ sẽ công bố vào thứ Năm này.
Kế hoạch cơ sở hạ tầng trị giá hàng nghìn tỷ USD của Tổng thống Biden đang gặp khó khăn và nó có khả năng khiến giá cổ phiếu, trái phiếu và hàng hóa sụt giảm.