NZD/USD giảm 0.47% so với đầu ngày xuống mức 0.5805. Đà giảm này chịu ảnh hưởng từ hai yếu tố chính đó là khả năng áp thuế của Trump và tình trạng suy giảm kinh tế ở Trung Quốc, đối tác thương mại quan trọng của New Zealand. Các nhà giao dịch hiện đang chờ đợi dữ liệu lạm phát CPI của Mỹ vào thứ Tư, dự kiến sẽ tác động đáng kể đến thị trường ngoại hối.
GBP/USD "vật lộn" để tìm hướng đi trong ngày và dao động trong một phạm vi hẹp vào ngày thứ Hai. Kỳ vọng Fed hạ lãi suất từ tốn hơn hỗ trợ cho đồng USD và hạn chế đà tăng của cặp tiền này. Dự báo của Thống đốc BoE về 4 đợt cắt giảm lãi suất trong năm 2025 cũng khiến các nhà đầu tư trở nên thận trọng hơn.
Đồng JPY đang mạnh lên khi thị trường kỳ vọng BoJ sẽ tiếp tục tăng lãi suất, với mức định giá 65% khả năng tăng lãi suất vào tháng 12 và 83% khả năng vào tháng 1. Điều này tiếp tục thúc đẩy các đợt rút lui của nhà đầu tư khỏi các giao dịch Carry trade, thậm chí có khả năng gây ra sự biến động trên thị trường tài chính toàn cầu tương tự như hồi tháng 7.
Giá vàng tiếp tục đà tăng sau động thái bổ sung lượng vàng dự trữ trong tháng 11 của PBoC, chấm dứt đợt tạm ngừng kéo dài 6 tháng sau chuỗi mua ròng liên tục trước đó của ngân hàng này.
Giá vàng hồi phục trước thềm công bố dữ liệu việc làm Mỹ, báo cáo này dự kiến sẽ ảnh hưởng đáng kể đến kỳ vọng của thị trường về đường hướng điều chỉnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Căng thẳng Trung Đông giữa Israel và Hezbollah cũng đang hỗ trợ đà tăng của kim loại quý này.
Chứng khoán châu Âu giảm nhẹ khi các nhà đầu tư chờ đợi báo cáo việc làm quan trọng từ Mỹ, có thể ảnh hưởng đến chính sách của Cục Dự trữ Liên bang. Tại châu Á, các thị trường chứng khoán dao động trái chiều, với cổ phiếu Trung Quốc tăng trong bối cảnh kỳ vọng vào các biện pháp hỗ trợ kinh tế. Đồng thời, các nhà đầu tư đang theo dõi sát sao tình hình việc làm của Mỹ và triển vọng lãi suất của Fed trong tháng 12.
Giá vàng kỳ hạn tháng 2 giảm nhẹ xuống 2,653.90 USD/ounce do áp lực thị trường, nhưng được hỗ trợ bởi sự suy yếu của đồng USD. Thị trường hiện đang tập trung vào báo cáo việc làm tháng 11 và kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất thêm 25 điểm cơ bản tại cuộc họp FOMC sắp tới.
Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến tiêu cực, phản ánh đà suy giảm của thị trường Mỹ trong bối cảnh giới đầu tư thận trọng chờ đợi báo cáo việc làm - yếu tố then chốt có thể tác động đến lộ trình chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại cuộc họp cuối tháng.
Giá vàng đang ở mức ổn định quanh 2,650 USD, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang chờ đợi báo cáo việc làm phi nông nghiệp (NFP) của Mỹ để có thêm thông tin về lộ trình lãi suất. Trong tuần qua, giá vàng đã không có nhiều biến động và chưa thể bứt phá.
NZD/USD đã hồi phục và tiến gần về mức 0.5880, sau khi số liệu PMI dịch vụ của Mỹ suy yếu đã gây sức ép làm suy giảm đồng USD. Trong khi đó, Chủ tịch Fed Powell nhấn mạnh rằng các quan chức cần thận trọng hơn với các đợt cắt giảm lãi suất. Song song đó, Ngân hàng Dự trữ New Zealand (RBNZ) được dự báo sẽ hạ lãi suất xuống 50 điểm cơ bản tại cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025.