Thời kỳ khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng nhà ở đã qua. Tuy nhiên, hai năm vừa qua cho thấy thị trường nhà ở không phải là một "bong bóng" có thể vỡ trong một đêm, cũng như giá nhà không thể bị ép giảm trong ngắn hạn bởi các can thiệp của chính phủ. Thay vào đó, vấn đề khả năng chi trả sẽ dần được cải thiện nhờ vào thu nhập tăng, lãi suất vay mua nhà giảm, xây dựng nhiều hơn và các chính sách phù hợp. Có thể phải mất khoảng 5 năm hoặc hơn để người mua nhà có được khả năng chi trả tương đương thời kỳ trước đại dịch.
Nền kinh tế Mỹ đang đứng trước nguy cơ suy thoái dựa trên một chỉ số kinh tế hiếm có với khả năng dự báo chính xác tuyệt đối, theo nhận định của chuyên gia kinh tế hàng đầu Steve Hanke.
Thị trường bất động sản thương mại của Vương quốc Anh đang cho thấy dấu hiệu phục hồi nhanh hơn so với phần còn lại của châu Âu, sau 2 năm suy thoái nghiêm trọng do lãi suất cao gây ra.
Bất động sản ở Anh là nỗi ám ảnh của cả nước. Giá nhà là chủ đề chính để bán tán sôi nổi, nhưng nếu được hỏi về lương hưu, cuộc trò chuyện có thể kết thúc nhanh chóng.
Chính phủ mới của Anh hôm thứ Ba đã đặt ra mục tiêu bắt buộc đối với thị trường nhà đất cho hội đồng Anh - cung cấp thêm 1.5 triệu ngôi nhà trước cuộc bầu cử tiếp theo thông qua việc cải cách hệ thống quy hoạch.
Giá nhà ở đơn lập (dành cho một hộ gia đình) tại Mỹ không thay đổi trong tháng 5, với mức tăng hàng năm thấp nhất trong 10 tháng qua. Nguyên nhân là do lãi suất vay thế chấp cao hơn đã kìm hãm nhu cầu, thúc đẩy nguồn cung nhà ở.
Doanh số bán nhà cũ tại Mỹ trong tháng 6 giảm mạnh hơn dự kiến, trong khi giá nhà trung bình lại lập kỷ lục mới. Tuy nhiên, nguồn cung cải thiện và lãi suất vay thế chấp giảm đang mang lại hy vọng về sự phục hồi của thị trường bất động sản trong những tháng tới.
Các chính sách gần đây bắt đầu có hiệu lực, thể hiện qua sự phục hồi của các chỉ số hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản vào tháng 6 (được hưởng lợi từ gói chính sách bất động sản "5.17") , việc phát hành trái phiếu chính phủ đã tăng trong tháng 5 và tháng 6. Tuy nhiên, những yếu tố kìm hãm hoạt động kinh tế vẫn khá rõ ràng và dai dẳng. Tăng trưởng thu nhập khả dụng của hộ gia đình giảm và tâm lý tiêu dùng yếu kém kéo dài sẽ tiếp tục hạn chế hoạt động tiêu dùng và đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân trong thời gian tới.
Trung Quốc ghi nhận mức tăng trưởng GDP thực tế trong quý 2 là 4.7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng GDP danh nghĩa cùng kỳ chỉ đạt 4.0%, chỉ số giảm phát GDP (GDP deflator) ở mức -0.7%. Tăng trưởng giảm tốc chủ yếu do sự hỗ trợ yếu đi từ ngành dịch vụ, cả tiêu dùng và đầu tư đều đóng góp ít hơn vào tăng trưởng GDP quý 2. Xuất khẩu ròng đóng góp tích cực cho phục hồi kinh tế, khiến đầu tư vào bất động sản (IP) và sản xuất ở mức tương đối cao.
Kể từ cuối năm 2022, ai cũng thấy rõ thị trường bất động sản đang khao khát lãi suất thấp hơn để hồi sinh. Giá nhà cao ngất ngưởng khiến người mua đành bó tay. Chủ nhà thì "kẹt cứng" với lãi suất vay cũ. Còn các công ty như Home Depot và Lowe's, cùng vô số nhà cung cấp vật liệu xây dựng khác, đều đang lao đao vì tình hình kinh doanh ế ẩm. Tất cả những vấn đề này chỉ có thể được giải quyết bằng một liều thuốc: hạ lãi suất.
Nếu sự chia rẽ sâu sắc trong chính trị Hoa Kỳ khiến việc nhận định dữ liệu kinh tế trở thành một dấu hiệu đáng tin cậy về đảng phái, thì các hội nghĩ sắp tới của đảng Cộng hòa và Dân chủ sẽ càng làm trầm trọng thêm vấn đề này và không còn chỗ cho những quan điểm không rõ ràng nữa.
Thị trường bất động sản Mỹ vẫn đang nghiêng về phía người bán, kéo theo giá nhà tăng cao liên tục khiến giấc mơ sở hữu nhà riêng của nhiều người dân Mỹ tan vỡ.
Thị trường “im ắng” trong phiên mở cửa đầu tuần, dường như đang “tiêu hóa” thông tin về các sự kiện cuối tuần liên quan đến vụ ám sát "hụt" vị Cựu Tổng thống Donald Trump. Vụ ám sát "hụt" này diễn ra trong cuộc vận động tranh cử của ứng cử viên Đảng Cộng hoà ở bang Pennsylvania.