Thời kỳ "Chính sách lãi suất bằng không" (ZIRP) sẽ tác động lên ngoại tệ thế nào?

Thời kỳ "Chính sách lãi suất bằng không" (ZIRP) sẽ tác động lên ngoại tệ thế nào?

Quỳnh Nguyễn

Quỳnh Nguyễn

Currency Analyst

09:49 17/03/2020

Quan điểm của Kathy Liên - BKAssetManagement

Thời kỳ Chính sách lãi suất bằng không (Zero interest-rate policy) đã trở lại! Trong một thông báo đầy kịch tính vào tối Chủ nhật, Cục Dự trữ Liên bang đã cắt giảm nguyên một điểm phần trăm xuống mức 0-0.25%, về cơ bản lãi suất bằng không. Họ cũng khởi động lại gói QE với chương trình mua tài sản trị giá 700 tỷ USD mới. Tất cả những điều này diễn ra sau khi FED hạ lãi suất khẩn cấp 50 điểm cơ bản vào ngày 3 tháng 3 và kèm theo thông báo của các Ngân hàng Trung ương lớn về việc hạ lãi suất hoán đổi để đảm bảo đồng Đô la lúc nào cũng có sẵn.

Nhưng đó không phải là tất cả….

Ngân hàng Dự trữ New Zealand đã hạ lãi suất 75 điểm cơ bản xuống 0.25% vào Chủ nhật. Ngân hàng Nhật Bản cũng giới thiệu một chương trình mới cho vay lãi suất bằng 0 và tăng cường mua sắm tài sản bằng cách tăng gấp đôi khối lượng mua vào Chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục (ETF). Quỹ tiền tệ IMF cho biết họ sẵn sàng tung ra 1 nghìn tỷ đô la để cho vay và kêu gọi các Ngân hàng Trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối bên cạnh lãi suất và các hành động chính sách khác. Mặc dù trong tháng này, động thái của các Ngân hàng Trung ương không hoàn toàn đồng bộ về thời điểm, nhưng cũng đạt đến mức độ phối hợp. G7 có một cuộc điện đàm khẩn cấp khác vào sáng nay và một số lựa chọn còn lại của họ bao gồm can thiệp tiền tệ, lệnh cấm toàn cầu đối với việc bán khống hoặc đóng cửa thị trường tài chính.

Thật không may, tất cả các biện pháp này đã thất bại trong việc làm dịu thị trường khi chứng khoán bị báo tháo càng mạnh hơn ngay khi mở cửa phiên Mỹ. Các nhà đầu tư xem những động thái mới nhất của các Ngân hàng Trung ương chỉ là “miếng gạc nhỏ” cho vết thương đang chảy máu tồi tệ. Chính phủ trên khắp thế giới đang đóng cửa trường học, nhà hàng và cửa hàng, chuyển sang chế độ phong tỏa hoàn toàn. Điều này sẽ gây tác động lớn đến nền kinh tế, thậm chí tất cả các quốc gia đều rơi vào suy thoái. Các biện pháp chiến tranh được sử dụng khi mà chẳng có chiến tranh thực tế nào xảy ra để thúc đẩy hoạt động công nghiệp. Tất cả các ngành công nghiệp sẽ báo lỗ, nối tiếp với dây chuyền phá sản và thất nghiệp. Cổ phiếu giảm mạnh vì không có biện pháp nào kể trên có thể “cầm” được dòng máu đang chảy. Ngân hàng Trung ương sẽ giúp giảm bớt nỗi đau cho các doanh nghiệp, nhân viên và người tiêu dùng, nhưng cuối cùng thì mọi người sẽ vẫn ngồi trong nhà và không ai chi tiêu. Độ rộng lớn của tác động đối với hoạt động kinh doanh có thể được nhìn thấy thông qua chỉ số sản xuất của Empire State – chỉ số đã giảm mức lớn nhất từ ​​trước đến nay xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009 và đó là trước khi NewYork chuyển sang chế độ phong tỏa.

Vì vậy, những tác động đối với các đồng tiền - FX là gì?

Lo ngại rủi ro vẫn còn đây, và những đồng hưởng lợi lớn nhất của sự trượt dốc liên tục trong cổ phiếu sẽ là đồng Yên Nhật và Franc Thụy Sĩ. Đối với các loại tiền tệ và cặp chéo khác, cách giá di chuyển sẽ phụ thuộc vào những gì xảy ra tiếp theo với lãi suất.

Để bắt đầu, hãy cùng nhìn lại tình hình lãi suất hiện nay:

  • FED 0-0.25%
  • RBA 0.5%
  • SNB -0.75%
  • ECB 0%
  • BoJ -0.1%
  • RBNZ 0.25%
  • BoC 0.75%
  • BoE 0.25%

Hiện tại Canada có lãi suất cao nhất theo sau là Úc. Ngân hàng Canada rất có thể nghỉ ngơi một chút sau hai động thái khẩn cấp trong tháng này. Tuy nhiên, giá dầu đang dưới $30/thùng và Canada sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn từ cú đòn kép ảnh hưởng của COVID-19 và xu hướng giảm giá dầu. Ngân hàng Dự trữ Úc là một trong những ngân hàng đầu tiên hạ lãi suất nhưng mức giảm của họ khá nhỏ. Họ là những người tiếp theo trong danh sách chuẩn bị nới lỏng, nhưng cũng có thể họ sẽ lựa chọn một động thái giảm 25 điểm cơ bản - điều khá bình thường so với động thái của các Ngân hàng Trung ương khác. FED không còn dự địa nào để cắt giảm nữa, ECB từ chối hạ lãi suất xuống thấp hơn nhưng nền kinh tế của họ sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. RBNZ (đã nới lỏng vào Chủ nhật) có thể sẽ giữ lãi suất ở mức hiện tại trong một khoảng thời gian. Họ từ chối lãi suất âm, thay vào đó có thể mua tài sản quy mô lớn nếu cần thêm sự hỗ trợ.

Với tất cả những điều này, chúng tôi tin rằng Yên Nhật và Franc Thụy Sĩ sẽ tiếp tục tăng, đồng Euro sẽ yếu đi, đồng đô la Úc và New Zealand sẽ vượt trội hơn và đồng đô la Mỹ sẽ vẫn chịu áp lực. Đối với cặp USD/JPY, chúng tôi cho rằng giá sẽ về 102 và đối với cặp EUR/USD, chúng ta đã tiến vào chu kỳ giảm giá nên hầu hết các luồng “carry trade” đều đã được thực hiện, giá sẽ kiểm tra lại mức 1.10.

Broker listing

Cùng chuyên mục

Fed: Thận trọng hay táo bạo?
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Fed: Thận trọng hay táo bạo?

Fed dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất điều hành lần đầu tiên sau cuộc họp tối nay. Tốc độ và mức độ cắt giảm lãi suất các lần tiếp theo sẽ phụ thuộc vào dữ liệu. Nếu rủi ro suy thoái tăng thêm, việc cắt giảm lãi suất mạnh tay cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán việc cắt giảm lãi suất sẽ ít tác động đến thị trường trái phiếu, trong khi thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng bởi việc suy thoái có xuất hiện hay không.
Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed
Kiều Hồng Minh

Kiều Hồng Minh

Junior Analyst

Chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của Fed

Fed sẽ có động thái cắt giảm lãi suất điều hành ít nhất ở mức 25 điểm cơ bản. Đồng thời, NHTW này cũng sẽ tiếp tục thực hiện hoạt động thắt chặt định lượng (QT). Đây được coi là lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, Fed thực hiện đồng thời cả hai biện pháp thắt chặt và nới lỏng.
Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!
Huyền Trần

Huyền Trần

Junior Analyst

Các kịch bản cuộc họp FOMC tháng 9 và tác động đến thị trường: Các đợt cắt giảm sắp đến!

FOMC tháng 9 có thể cắt giảm lãi suất 50 bps nếu Chủ tịch Powell dovish, nhưng kịch bản với xác suất cao là cắt giảm 50 bps thận trọng dựa trên dữ liệu yếu kém. Việc chỉ cắt giảm 25 bps có thể dẫn đến tăng nhẹ lãi suất và bán tháo nhỏ tài sản rủi ro.
Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research số thứ 2 của tháng 9: Sự áp đảo của Bitcoin so với altcoin

Bitcoin đóng cửa tuần cao hơn trong bối cảnh hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất lớn tại cuộc họp của Fed tuần này đang tăng lên. Trong khi đó, Donald Trump đã công bố ra mắt nền tảng DeFi vào hôm nay. Grayscale tiết lộ việc thành lập quỹ tín thác XRP đóng đầu tiên tại Hoa Kỳ và nền tảng giao dịch eToro đã đạt được sự đồng thuận của SEC với 1.5 triệu USD với SEC. Tuần này, chúng tôi sẽ khám phá sự áp đảo ngày càng tăng của Bitcoin so với các altcoin, nhu cầu đối với ETH ETF đang giảm và việc ứng dụng ngày càng tăng của Stablecoin.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ