Ngày 29/1, tòa án tại Đặc khu hành chính Hong Kong đã ra phán quyết giải thể tập đoàn bất động sản Evergrande Trung Quốc, một động thái đặt ra nhiều thách thức đối với thị trường tài chính của quốc gia này.
Thị trường chứng khoán của nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới đang bị ảnh hưởng nặng nề từ những yếu tố liên quan đến niềm tin nhà đầu tư. Những nỗ lực vào cuộc của chính phủ Trung Quốc bao gôm việc cắt giảm dự trữ bắt buộc của các ngân hàng dường như vẫn là chưa đủ để kéo lại thị trường. Bên cạnh đó, ý kiến của các chuyên gia cho rằng các chính sách tài khóa cũng nên được cân nhắc và thị trường chứng khoán Trung Quốc có nhiều tiềm năng từ mức định giá thấp hiện giờ cũng được đề cập đến trong bài viết.
Morgan Stanley mới đây đã cắt giảm mục tiêu đối với các chỉ số chứng khoán chính của Trung Quốc, ngược lại, nâng dự báo đối với các chỉ số chứng khoán của Nhật Bản.
Vào năm ngoái, GDP danh nghĩa (chưa điều chỉnh theo lạm phát) của Mỹ tăng trưởng 6.3%, vượt xa mức 4.6% của Trung Quốc. Có thể khẳng định rằng, nền kinh tế Mỹ đang vượt lên sau thời kỳ đại dịch và ở vị thế cao hơn so với Trung Quốc.
Chứng khoán châu Á suy giảm vào sáng thứ Sáu (26/01), trong khi triển vọng sắp tới của chứng khoán Trung Quốc "mịt mù" khi sự lạc quan về các biện pháp cứu trợ giảm dần.
Vào thứ Hai, kinh tế Trung Quốc gần như sụp đổ khi chỉ số CSI 1000 giảm khoảng 6%. Kết quả là chính phủ Trung Quốc đã phải ban hành lệnh cấm bán khống cổ phiếu ngay trong ngày. Lịch sử cho thấy đây chỉ là biện pháp khắc phục tạm thời và vô nghĩa.
Giá dầu tăng hôm thứ Năm do kỳ vọng nhu cầu tăng khi nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh mẽ và các biện pháp kích thích từ Trung Quốc, trong khi phía nguồn cung thắt chặt do tồn kho dầu thô giảm do bão mùa đông.