Ngân sách Pháp: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Ngân sách Pháp: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

20:53 07/02/2025

Trọng tâm chú ý ngày 3/2 đổ dồn vào chính trị Pháp khi các nhà lập pháp bước vào giai đoạn cuối cùng trong việc thương thảo thỏa thuận ngân sách. Các nguồn tin cho biết rằng ông Bayrou dự định giảm thâm hụt ngân sách từ 6.2% năm ngoái xuống còn 5.4% so với GDP. Dự thảo ngân sách được thảo luận tại Quốc hội ngày 3/2, và ông Bayrou đã thông qua dự luật mà không cần đa số.

Sự chú ý cũng chuyển sang số liệu lạm phát khu vực eurozone tháng 1. Tỷ lệ lạm phát HICP tại Đức, Pháp và Tây Ban Nha gần như đi ngang so với tháng trước. Chúng tôi dự báo lạm phát HICP khu vực eurozone sẽ duy trì ở mức 2.4% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản dự kiến sẽ giảm nhẹ xuống 2.6% so với năm trước (trước đó: 2.7%) do lạm phát dịch vụ thấp hơn. Ngoài ra, số liệu PMI sản xuất chính thức cuối cùng của tháng 1 dự kiến sẽ xác nhận báo cáo sơ bộ trước đó cho thấy chỉ số đã tăng cao hơn dự đoán.

Đối với Mỹ, chỉ số sản xuất ISM tháng 1 cũng sẽ được công bố. Chỉ số PMI sơ bộ trước đó đã cho thấy hoạt động phục hồi vào đầu năm.

Vào lúc 14 giờ 30 phút theo giờ Việt Nam ngày 3/2, chỉ số PMI sản xuất Thụy Điển đã được công bố. Các chỉ số PMI gần đây liên tục vượt ngưỡng 50 (lần cuối là 52.4), vượt trội hơn Pháp và Đức. Mặc dù khảo sát sản xuất NIER giảm vào tháng 1, chúng tôi vẫn kỳ vọng một số liệu vững chắc trên ngưỡng 50.

Tuần này sẽ có nhiều số liệu của Mỹ được công bố, bao gồm các sự kiện quan trọng như chỉ số dịch vụ ISM, JOLTs và báo cáo việc làm. Vào thứ Năm, BoE đã công bố quyết định lãi suất.

Tin kinh tế và thị trường

Diễn biến cuối tuần và trong đêm

Tại Trung Quốc, chỉ số PMI sản xuất Caixin đầu tháng 1 đã được công bố, phản ánh số liệu PMI yếu của tuần trước. Chỉ số này thấp hơn dự kiến ở mức 50.1 (so với dự báo: 50.5, trước đó: 50.5), cho thấy sự tăng trưởng trong hoạt động sản xuất đã chậm lại. Sự suy giảm các đơn hàng nước ngoài và giá bán trung bình nhấn mạnh áp lực từ sự cạnh tranh gia tăng và những bất ổn toàn cầu. Tuy nhiên, tâm lý của các nhà sản xuất đã cải thiện do các dấu hiệu về nhu cầu nội địa tăng lên và sự kỳ vọng đối với các biện pháp hỗ trợ của chính phủ.

Cuối tuần, ông Trump đã áp đặt thuế quan mới đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, khởi động một cuộc chiến thương mại với ba đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Sắc lệnh hành pháp áp dụng mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico, ngoại trừ dầu Canada và sản phẩm năng lượng, chịu mức thuế 10%. Hàng nhập khẩu Trung Quốc bị đánh thêm thuế 10%. Những thay đổi này áp dụng cho toàn bộ hàng nhập khẩu từ các quốc gia chiếm khoảng 45% tổng lượng nhập khẩu của Mỹ. Để trả đũa, Canada tuyên bố áp thuế 25% đối với hàng hóa Mỹ như rượu, quần áo, thiết bị gia dụng và gỗ, trong khi Tổng thống Mexico Sheinbaum cho biết nước này cũng sẽ phát động các biện pháp trả đũa thuế quan.

Diễn biến ngày thứ Sáu (31/1)

Tại Pháp, lạm phát thấp hơn một chút so với dự kiến vào tháng 1, với chỉ số lạm phát HICP vẫn ở mức 1.8% so với năm trước (dự báo: 1.9%, trước đó: 1.8%). Mức tăng lạm phát dịch vụ điều chỉnh theo mùa trong tháng là 0.0%, củng cố luận điểm về các đợt cắt giảm lãi suất của ECB trong tương lai.

Tại Đức, lạm phát CPI thấp hơn dự kiến trong tháng 1, mặc dù các chi tiết về lạm phát dịch vụ cơ bản và HICP không yếu như các số liệu khu vực cho thấy. Lạm phát CPI giảm xuống 2.3% so với năm trước (dự báo: 2.6%, trước đó: 2.6%), trong khi lạm phát HICP, thước đo được ECB ưu tiên, đi ngang ở mức 2.8% so với năm trước như dự kiến.

Tại Mỹ, Chỉ số Chi phí Lao động (ECI) cao hơn một chút so với dự báo, vượt quá mức mà Fed có thể chấp nhận được nếu tăng trưởng năng suất trở lại tốc độ bình thường như trước đại dịch. Mức độ ảnh hưởng đến phí tổn nhân công đơn vị của các công ty sẽ rõ ràng hơn trong tuần này với việc công bố dữ liệu tăng trưởng năng suất trong quý 4. Lạm phát PCE tháng 12 phù hợp với kỳ vọng, như đã thấy từ các số liệu quý 4 ngày thứ Năm. EURUSD giảm nhẹ trên dữ liệu ECI.

Thị trường chứng khoán toàn cầu đóng cửa phiên giảm điểm vào thứ Sáu do Mỹ và tin về thuế thương mại của Mỹ. Diễn biến của tuần trước và ngày thứ Sáu tương đối ít quan trọng hơn, vì vấn đề thuế quan đang chuyển hướng tập trung và có tác động đáng kể đến thị trường sáng ngày 3/2. Tuy nhiên, cần làm rõ: các mức thuế này được áp dụng trong thời điểm chúng ta có điều kiện kinh tế vĩ mô mạnh mẽ, chính sách tiền tệ nới lỏng, lợi nhuận doanh nghiệp vững chắc và chứng khoán toàn cầu đang ở mức cao kỷ lục. Do đó, thị trường sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn so với khi phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế vĩ mô, tiền tệ và lợi nhuận. Tuy nhiên, do đang gần mức đỉnh sau tháng 1 tích cực, thị trường tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng bởi các tác động tiêu cực từ thông báo về thuế quan. Tại Mỹ vào thứ Sáu: Dow giảm 0.8%, S&P 500 giảm 0.5%, Nasdaq giảm 0.3% và Russell 2000 giảm 0.9%.

Không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các thị trường châu Á đều giảm vào sáng nay, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, giảm khoảng 3%, mặc dù không phải là mục tiêu trực tiếp bị ảnh hưởng từ các mức thuế. Tuy nhiên, chúng tôi tin rằng điều này là hợp lý, vì các mức thuế nên được xem xét thông qua sức ảnh hưởng đến tăng trưởng toàn cầu. HĐTL của châu Âu và Mỹ giảm 1.5-3% vào sáng ngày 3/2.

Lãi suất: Lãi suất châu Âu giảm mạnh sau khi số liệu lạm phát Đức không đạt dự báo. Lợi suất TPCP kỳ hạn 2 năm của Đức giảm 4 bps sau thông tin này, khi thị trường có thể phải xem xét lại triển vọng lạm phát của khu vực eurozone trong năm nay. Tuy nhiên, với những điều chỉnh về trọng số mới và giá cả, vẫn còn quá sớm để đưa ra kết luận chắc chắn. Thông báo cuối tuần về việc Mỹ áp thuế 10% đối với Trung Quốc và 25% đối với Canada và Mexico đã gây ảnh hưởng mạnh đến tâm lý giao dịch vào sáng ngày 3/2. Mặc dù mức thuế này thấp hơn so với các kịch bản tồi tệ nhất, nhưng số liệu trên xác nhận rằng thay đổi về thuế quan đã dẫn đến biến động ngày thứ Sáu. Các phiên giao dịch sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ các thông tin về thuế quan. Canada và Mexico đã tuyên bố sẽ trả đũa, trong khi Trung Quốc sẽ thực hiện "các biện pháp đối phó tương ứng". HĐTL TPCP Mỹ tăng, do đó lợi suất TPCP kỳ hạn 10 năm giảm khoảng 5 bps trong phiên giao dịch qua đêm.

Ngoại hối: Thuế quan đã làm rung chuyển thị trường vào thứ Sáu với một phiên giao dịch đầy biến động. Cuối ngày, các chỉ số chứng khoán Mỹ đóng cửa trong sắc đỏ và đồng USD tăng giá so với các đồng tiền trong nhóm G10. Tổng thống Trump đã xác nhận vào cuối tuần rằng các mức thuế cao đối với Canada, Mexico và Trung Quốc được áp dụng từ thứ Ba, cùng với các mối đe dọa nhằm vào EU. Canada ngay lập tức phản ứng bằng cách áp đặt thuế quan đối với hàng hóa Mỹ, trong khi các đối tác khác cho biết họ đã sẵn sàng trả đũa. EURUSD đã giảm xuống còn khoảng 1.02 từ mức đóng cửa 1.0362 ngày thứ Sáu, USDCAD giao dịch quanh mức cao nhiều năm 1.48, và USDMXN cũng bị ảnh hưởng. Các HĐTL cổ phiếu ở vùng đỏ, cho thấy một phiên mở cửa ảm đạm. Mặc dù mối tương quan giữa cổ phiếu và EUR/Scandies gần đây khá yếu, nhưng rủi ro đối với tỷ giá EUR/SEK và EUR/NOK có thể tăng nếu thị trường tiếp tục ảm đạm, mặc dù tác động cơ bản cũng sẽ phụ thuộc vào cách thiết kế các mức thuế quan có thể áp dụng đối với châu Âu. Ngoài những lo ngại về thuế quan, trọng tâm ngày 3/2 là chỉ số CPI của khu vực eurozone và loạt số liệu về niềm tin toàn cầu.

Danske Bank

Broker listing

Cùng chuyên mục

Ngân sách Pháp: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Ngân sách Pháp: Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?

Trọng tâm chú ý ngày 3/2 đổ dồn vào chính trị Pháp khi các nhà lập pháp bước vào giai đoạn cuối cùng trong việc thương thảo thỏa thuận ngân sách. Các nguồn tin cho biết rằng ông Bayrou dự định giảm thâm hụt ngân sách từ 6.2% năm ngoái xuống còn 5.4% so với GDP. Dự thảo ngân sách được thảo luận tại Quốc hội ngày 3/2, và ông Bayrou đã thông qua dự luật mà không cần đa số.
Thuế quan kiểu Tổng thống Trump: Khi không ai là người chiến thắng
Thái Linh

Thái Linh

Junior Editor

Thuế quan kiểu Tổng thống Trump: Khi không ai là người chiến thắng

Tâm lý thị trường đã “chạm đáy” sau khi ông Donald Trump áp thuế 25% lên hầu hết hàng nhập khẩu từ Mexico và Canada, và 10% lên hàng nhập khẩu Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 4/2 - một động thái mà tôi tin chắc sẽ phản tác dụng và có ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các bên. Nhưng trước đó, thay đổi này sẽ tạo thêm nhiều biến động và hỗn loạn cho thị trường tài chính.
Tình hình ngân sách đang trở nên sáng sủa hơn với đồng GBP và BoE được kỳ vọng sẽ cắt giảm
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Tình hình ngân sách đang trở nên sáng sủa hơn với đồng GBP và BoE được kỳ vọng sẽ cắt giảm

Đồng GBP đang dễ bị tổn thương do vị thế mong manh của Vương quốc Anh đối với nợ công, thâm hụt công và thâm hụt tài khoản vãng lai cao. Chúng tôi kỳ vọng BoE sẽ nhắc lại thông điệp về cách tiếp cận dần dần có lợi cho chu kỳ cắt giảm. Chúng tôi có quan điểm bi quan về cặp EUR/GBP; chúng tôi khuyến nghị các đợt tăng giá liên quan đến lo ngại về nợ đang dần lắng xuống. Tuy nhiên, rủi ro về một đồng GBP yếu hơn sau cuộc họp của BoE vào thứ năm vẫn còn đó.
Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 2: Sự hỗn loạn do các chính sách thuế quan gây ra
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 1 tháng 2: Sự hỗn loạn do các chính sách thuế quan gây ra

Nỗi lo về một cuộc chiến thương mại leo thang đang đè nặng lên Bitcoin và các tài sản rủi ro khác sau khi Hoa Kỳ áp thuế đối với Trung Quốc, Canada và Mexico, khiến Canada phải trả đũa. Trong khi đó, SEC đã chấp thuận một ETF BTC và ETH khác, và các trang web sản phẩm liên kết với Trump đã bắt đầu chấp nhận token TRUMP và MELANIA làm phương thức thanh toán. Tuần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về đợt bán tháo sau các quyết định về thuế quan, sự hạ nhiệt của token meme và xu hướng né tránh rủi ro vẫn đang tiếp diễn ở Hàn Quốc.
Đâu là cái giá phải trả khi Tổng thống Trump "tung đòn" thuế quan nhắm vào đồng minh kinh tế Bắc Mỹ? (Phần 1)
Ngọc Lan

Ngọc Lan

Junior Editor

Đâu là cái giá phải trả khi Tổng thống Trump "tung đòn" thuế quan nhắm vào đồng minh kinh tế Bắc Mỹ? (Phần 1)

Tổng thống Donald Trump đã viện dẫn tình trạng khẩn cấp để áp đặt thuế quan lên Canada, Mexico và Trung Quốc, một biện pháp bảo hộ mậu dịch được xem là táo bạo nhất của một Tổng thống Hoa Kỳ trong gần một thế kỷ qua. Hệ quả địa chính trị và kinh tế sâu rộng của quyết định này đã tạo nên một đòn chí mạng, làm rung chuyển nền tảng liên minh khu vực vốn là trụ cột cho vị thế cạnh tranh toàn cầu và sức mạnh kinh tế của Hoa Kỳ.
Báo cáo Kaiko Research tuần 4 tháng 1: Sự bùng nổ của các hồ sơ đăng ký ETF
Tuấn Hưng

Tuấn Hưng

Junior Analyst

Báo cáo Kaiko Research tuần 4 tháng 1: Sự bùng nổ của các hồ sơ đăng ký ETF

Với lễ nhậm chức của Trump và sự xuất hiện của tiền điện tử dưới hình thức một tài sản đầu tư, chúng ta đang trong quá trình xem xét các hồ sơ đăng ký ETF mới nhất và khả năng chúng ta sẽ thấy một sản phẩm Dogecoin hoặc Bonk ra mắt thị trường. Tuần này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về: hàng loạt các đơn cấp phép ETF, lý do tại sao thanh khoản vẫn quan trọng và tầm quan trọng của các cặp USD.
Forex Forecast - Diễn đàn dự báo tiền tệ