Trong tuần trước, GBP/USD đã ghi nhận mức cao mới trong 12 tháng trên 1.3000, nhưng cặp tiền này đã chấm dứt đà tăng hai tuần liên tiếp để kết thúc trong sắc đỏ.
Các lãnh đạo doanh nghiệp lớn và tỷ phú đồng loạt lên tiếng khi Joe Biden đã tuyên bố bỏ cuộc vào Chủ nhật và tán thành Phó Tổng thống Kamala Harris là ứng cử viên của Đảng Dân chủ
Các chuyên gia kinh tế dự kiến chỉ số PCE lõi (loại trừ thực phẩm và năng lượng) trong tháng 6 - công bố vào thứ Sáu - sẽ tăng 0.1% tháng thứ hai liên tiếp. Điều đó cho thấy lạm phát cơ bản trong ba tháng tăng với tốc độ chậm nhất trong năm nay và thấp hơn mục tiêu 2% của Fed.
Chúng ta không nên quá ngạc nhiên khi trí tuệ nhân tạo (AI) thường vượt trội các chuyên gia phân tích chứng khoán trong việc dự báo lợi nhuận. Hay việc các chiến lược dựa trên quy tắc thường đưa ra lời khuyên tài chính xuất sắc hơn so với một chuyên viên ngân hàng tư nhân. Ngay cả trước những tiến bộ gần đây trong lĩnh vực AI tạo sinh, giá trị của phương pháp đầu tư có hệ thống đã được khẳng định. Mặc dù những kỹ thuật này có thể không tìm ra được nhóm cổ phiếu hiếm hoi hay điểm uốn (inflection point) thị trường mang lại lợi nhuận vượt trội, chúng vẫn có giá trị đã được kiểm chứng.
Đồng yên Nhật (JPY) đang dần biến động mạnh hơn trước thềm các cuộc họp chính sách từ Fed và BoJ vào cuối tháng này. Các hành động can thiệp gần đây từ Nhật Bản đã được chứng minh là hiệu quả hơn trước đó, một phần được hỗ trợ bởi bằng chứng thuyết phục hơn về quá trình suy yếu của lạm phát Hoa Kỳ. Fed có thể tự tin hơn trong việc báo hiệu rằng họ đang tiến gần hơn đến việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9. Ngược lại, chúng tôi vẫn tin rằng BoJ sẽ tăng lãi suất một lần nữa trong tháng này và tốc độ giảm mua trái phiếu chính phủ Nhật Bản (JGB) cũng sẽ nhanh hơn. Các diễn biến này củng cố quan điểm của chúng tôi rằng USD/JPY đang trong quá trình đạt đỉnh.
Tài chính của chính phủ Hoa Kỳ đang dần trở thành một yếu tố rủi ro cho các hệ thống tài chính địa phương và toàn cầu. Tuy nhiên, khó có thể dự đoán chính xác liệu chúng có gây ra khủng hoảng hay không và khi nào.
Các nhà hoạch định chính sách đầy tham vọng từ cả hai đảng chính trị lớn của Hoa Kỳ đang tìm cách dập tắt ý tưởng sai lầm rằng quỹ đầu tư nhỏ lẻ nắm giữ quá nhiều cổ phiếu trong các công ty lớn nhất của họ. Họ cũng đang kỳ vọng vào các sự kiện về quyết định chính sách gây chú ý - vốn cuối cùng sẽ gây hại cho nhà đầu tư Mỹ.
Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc làm năm 2017 của Donald Trump là đợt cắt giảm thuế doanh nghiệp lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Vậy Đạo luật này đã ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế? Câu hỏi này càng trở nên quan trọng khi cựu Tổng thống tuyên bố rằng, nếu đánh bại Tổng thống Joe Biden, ông muốn giảm thuế doanh nghiệp thêm nữa.
Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ ghi nhận mức tăng nhất kể từ đầu tháng 5 và số đơn xin tiếp tục trợ cấp tăng vọt, củng cố thêm bằng chứng cho thấy thị trường lao động đang suy yếu.
Khi thế giới thoát khỏi đại dịch, nhiều người lo ngại rằng lãi suất cao hơn sẽ làm tê liệt khu vực tư nhân. Hoá ra những lo ngại này phần lớn là không đúng chỗ. Chính sách tiền tệ thắt chặt không khiến tình trạng bất ổn tài chính trầm trọng hơn. Rủi ro hệ thống đối với các thị trường tài chính ngân hàng và phi ngân hàng toàn cầu dường như đã được kiểm soát. Và các hộ gia đình đã vay ít hơn.
Trong vòng một tuần, giá vàng đã tăng hơn 70 USD và chỉ còn thiếu một chút nữa là chạm mức cao kỷ lục 2,450 USD được thiết lập hồi tháng 5. Lý do chính thức được đưa ra là báo cáo lạm phát mới nhất, cho thấy những dấu hiệu hạ nhiệt đầu tiên kể từ năm 2020.
NZD/USD giảm nhẹ xuống 0.6075 vào đầu phiên Á hôm thứ Năm sau khi bật tăng từ mức thấp 0.6033. Các quan chức Fed cho biết ngân hàng trung ương đang "đến gần hơn" với việc cắt giảm lãi suất. Dữ liệu lạm phát tính theo CPI của New Zealand giảm mạnh hơn dự báo đã làm gia tăng kỳ vọng về việc RBNZ hạ lãi suất sớm hơn dự kiến.