Không giống như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, đây không phải là một cuộc khủng hoảng gây tê liệt hệ thống ngân hàng hay đóng băng hệ thống thanh toán.
Cú shock mới từ dầu đang xoáy sâu vào nền kinh tế toàn cầu vốn đang chịu tổn thương từ dịch bệnh coronavirus. Giá dầu giảm mạnh sau khi các cuộc đàm phán giữa OPEC và Nga bị đổ vỡ do bất đồng về cách quản lý nguồn cung dầu trên thế giới. Ả Rập đã phản ứng mạnh mẽ với một cuộc chiến về giá cả và giá dầu thô Brent đã giảm gần một phần ba xuống còn $31/một thùng vào sáng thứ Hai. Ngân hàng Goldman Sachs thậm chí đã đưa ra cảnh báo với khách hàng rằng giá dầu, vốn bắt đầu năm nay ở mức giá $66/thùng có thể nhanh chóng giảm xuống còn $20/thùng.
Vàng sẽ vẫn là tài sản ưu tiên trong bối cảnh thị trường chứng khoán chao đảo và Cục Dự trữ Liên bang nới lỏng, với sự bùng phát của coronavirus đang đẩy nhanh các xu hướng sẵn có, theo quan điểm của chúng tôi. Kể từ lần tăng lãi suất đầu tiên của Fed vào năm 2015, giá vàng luôn so kè và có lợi nhuận tương đương với Chỉ số S&P500, nhưng kim loại này có thể sẽ bứt phá hẳn lên khi Fed tăng tốc việc cắt giảm lãi suất.
Các tổ chức tài chính kỳ vọng chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde sẽ đề xuất hạ 10 điểm cơ bản lãi suất trong kỳ họp ngày 12/3 sắp tới, cùng một loạt các giải pháp hỗ trợ tín dụng nhằm đối phó với tác động của virus Corona. Ngân hàng trung ương Châu Âu có thể không đủ khả năng ngăn chặn kinh tế Châu Âu khỏi tình trạng bị thu hẹp, nhưng chí ít cần đưa ra những hành động thiết yếu để đưa kinh tế khu vực thoát khỏi nguy cơ trước mắt.