Trong suốt tuần lễ Đại hội Đảng Dân chủ ở Chicago, hơn 100 diễn giả sẽ lên sân khấu phát biểu, bao gồm các huấn luyện viên NBA, những "người bình thường" với câu chuyện truyền cảm hứng, hai cựu Tổng thống và vô số chính trị gia khác. Tuy nhiên, chỉ có một bài phát biểu thực sự quan trọng: đó là bài phát biểu của ứng cử viên Tổng thống Kamala Harris tối nay.
Phó Tổng thống Kamala Harris có một số thành tích đáng nể trong lĩnh vực sản xuất và bà không nên ngại khi tự hào về chúng trong chiến dịch tranh cử với cựu Tổng thống Donald Trump, người từ lâu đã tuyên bố ủng hộ ngành công nghiệp nội địa nhưng không đạt được thành quả nào gần bằng với kết quả của chính quyền hiện tại.
Đầu tư cổ phiếu là một “trò chơi” dài hạn. Các nhà kinh tế luôn nghiên cứu tìm kiếm những động lực tăng trưởng dài hạn để mang lại cho công ty lợi thế cạnh tranh và giành chiến thắng trong “trò chơi”. Nhân khẩu học có thể là một trong những động lực tăng trưởng đó. Trong những thập kỷ gần đây, sự gia tăng dân số lao động ở các thị trường mới nổi đã thúc đẩy sự gia tăng tiêu dùng, mang lại lợi ích cho các công ty như Nestlé, Coca-Cola và chủ sở hữu KFC Yum Brands.
Vàng từ lâu đã được coi là tài sản trú ẩn an toàn trước những biến động của thị trường và lạm phát. Tuy nhiên, liệu vàng có phải là lựa chọn tốt nhất ở mọi thời điểm?
Sau khi chứng kiến Joe Biden giữ lại hầu hết các mức thuế quan từ tổng thống trước đó, các đối tác thương mại của Mỹ phàn nàn rằng Biden là “Trump tiếp theo” và tự hỏi liệu Kamala Harris có tiếp nối Biden không. Quan điểm đầu tiên không hoàn toàn đúng: Trọng tâm của Trump là thu hẹp thâm hụt thương mại và gia tăng lợi thế đàm phán, trong khi Biden chủ yếu tập trung vào chính sách công nghiệp. Hiện tại, Trump đang đe dọa sẽ tăng cường bảo hộ thương mại một cách mạnh mẽ, Harris chỉ cần duy trì các chính sách của Biden và bà sẽ trông giống một người ủng hộ tự do thương mại theo phong cách Clinton (Bill chứ không phải Hillary).
Powell cần phải duy trì sự minh bạch về các nguy cơ và thách thức kinh tế, đồng thời ông sẽ không muốn các phát biểu của mình bị ảnh hưởng bởi các động thái chính trị.
Trước đây một tháng, kịch bản Fed nới lỏng chính sách là vô cùng mơ hồ. Tuy nhiên, hiện tại, viễn cảnh cắt giảm lãi suất tại cuộc họp tiếp theo của FOMC đã đến rất gần. Những dữ liệu thúc đẩy điều này bao gồm sự điều chỉnh đối với bảng lương phi nông nghiệp được Cục Thống kê Lao động công bố, điều chỉnh giảm 810,000 biên chế kết hợp với biên bản cuộc họp FOMC gần đây nhất vào tháng 7. Phần lớn nhận thấy rằng, nếu dữ liệu tiếp tục đạt được kỳ vọng, có khả năng Fed sẽ nới lỏng chính sách tại cuộc họp sắp tới.
Chu kỳ kinh tế đang ở một thời điểm quan trọng, khi tác động của lãi suất cao đang thể hiện rõ ràng hơn qua nhiều mặt, từ thị trường lao động chậm lại, lạm phát giảm, đến niềm tin tiêu dùng và doanh nghiệp lung lay. Dù tỷ lệ lạm phát thấp là điều đáng mừng, câu hỏi then chốt vẫn là: liệu lãi suất có quá cao quá lâu, và điều này có gây tổn hại không thể cứu vãn cho nền kinh tế trong chu kỳ này? Bài viết sẽ bàn về việc vượt ngưỡng của quy tắc Sahm, và liệu Fed có thể điều phối một cuộc hạ cánh mềm, dùng công cụ chính sách tiền tệ để kéo lạm phát về mức mục tiêu mà không đẩy kinh tế vào suy thoái.